Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội ơi mỗi khi lòng xác xơ

Lê Hiệp 27/02/2023 16:41

Em gặp lại Hà Nội sau bao năm bộn bề cuộc sống, nỗi nhớ Hà Nội khắc khoải một thời thanh xuân trôi qua, nhưng phố xa, ký ức xa, nỗi niềm xa ngăn em gặp lại phố cũ. Bồi hồi như ngày đầu đặt chân đến, bâng khuâng muốn ở, vội đi. Thanh xuân của em đã đi qua nhưng Hà Nội trong em vẫn thế, vẫn là nỗi niềm yêu đầy vơi, Hà Nội trong em vẫn một tình yêu dai dẳng, vẫn nỗi nhớ muốn trở về mỗi khi lòng xác xơ…

2(1).jpg
Hà Nội ngày em gặp lại, con đường quen bỗng lạ lạc bước chân nhưng Văn Miếu vẫn ru hồn lữ khách một thuở...

Em gặp lại một Hà Nội vẫn nên thơ sau bao năm xa cách bên xao xác những hàng cây chưa kịp đơm lá mới. Một Hà Nội cổ kính bên Văn Miếu như chứng nhân một góc trời Kinh kỳ ngàn năm. Đâu đó trong cuộc sống thường nhật, em đã từng gặp những dịp hội xuân ông đồ phác chữ thư pháp, bất chợt những khoảnh khắc rất xuân ấy em lại thấy lòng xác xơ nhớ một thời xin chữ ở đất hiếu học kinh đô. Thuở mười tám đôi mươi vẫn tự niệm xin chữ Văn Miếu cầu may con đường trường lớp. Khi đôi chân dạo thềm sân Văn Miếu bất chợt đọng lại trong em những khoảnh khắc yên bình, xào xạc vọng vang những xa xưa của hiếu học cầu tài, bình yên đến lạ, văn đến thế, võ học thành văn của cha ông một thuở. Hà Nội ngày em gặp lại, con đường quen bỗng lạ lạc bước chân nhưng Văn Miếu vẫn ru hồn lữ khách một thuở, trở lại thanh xuân, trở lại ký ức có đôi chân em bước qua thềm Khuê Văn Các… Mỗi khi lòng xác xơ, em nhớ về Hà Nội có những ngày đã nhẹ nhàng yên bình như thế: góc ký ức Văn Miếu có những bước chân tuổi trẻ em đã đến, ngắm sen đài đất học, ước công danh cầu tài và xin nét chữ đầu xuân trên nền lụa thắm…

Mười tám tuổi em đến với Hà Nội để bắt đầu cho một ước mơ bay xa. Hà Nội đã chắp cánh cho nhiều ước mơ như thế. Nhiều lần đến thăm Lăng Bác của những ngày lớn khôn, rời Hà Nội lập nghiệp ở miền Nam vẫn nhớ day dứt khôn nguôi lời giới thiệu: Trong vườn Bác có một rặng dừa, trong những ngày cuối cùng, dù sức khỏe yếu, bác vẫn xin nhấp một vài giọt nước dừa hái ở cây trong vườn, Bác tỏ ý rất vừa lòng và nói: của miền Nam… Phải chi lịch sử đã bước nhanh thêm một bước nữa để chúng ta dâng lên Bác thắng lợi trọn vẹn sau cùng. Bác yên giấc đó giữa trái tim Thủ đô, Bác gặp nhiều sinh viên như em thuở ấy đến Hà Nội mang theo mơ ước, đến gặp Bác như báo công, đến khu bảo tàng để thấy một thời Bác cùng Đảng lãnh đạo toàn dân đánh Nhật, đánh Tây. Ba Đình đó yên bình lộng gió, chỉ em bộn bề ngày trở lại, vội vã lối xưa, xa xôi thời sinh viên, về với Lăng Bác như một lần yêu thêm màu cờ, tấc đất, nghe trái tim Thủ đô kể chuyện những ngày hào hùng có Bác, có Đảng, có ước mơ và thơm hương những mùa lúa chín đủ đầy!

5.jpg
Tác giả cùng con trai trong lần thăm văn miếu xuân 2023

Em gặp lại Hà Nội, đẹp từ những góc phố quen, những con phố cổ kính, rợp mát bởi hoa, bởi lá, bởi nước hồ gợn rưng rưng. Ngày em trở về phố đã thay nhiều áo mới, em khó tìm bước chân mình xưa đã xao xác qua bao mùa đi. Ừ thì phố chỉ đưa ta qua con đường ngắn, mọi thứ rồi qua chỉ còn phố ở lại, hé môi cười. Ngày em rời Hà Nội tìm cuộc sống mới, đã có lúc cảm thấy lòng người từ ấy không mùa, phố không mùa, những con đường không mùa, thương nhớ vô ngàn Hà Nội thuở một thời dại khờ những mùa hoa. Có lúc đã an ủi lòng mình dời xa Hà Nội của một thời sinh viên mơ mộng thật tiếc nuối, nhưng đi để ngày xanh, đi để hạ vàng, đi để nuôi nấng dằng dặc những ưu tư về một thời đầy mơ ước, Hà Nội vẫn trong em vẹn nguyên niềm yêu như thế.

Hà Nội ngày em gặp lại vẫn những gánh hoa tươi gieo tình vào mắt, ngày em trở về hoa sữa vẫn nồng nàn dỗi hờn buông lơi, Hồ Tây vẫn mênh mang câu chuyện tình cũ, mười hai mùa hoa theo tháng theo năm vẫn trong hơi thở Hà Nội đợi em trở về, để nhớ để quên một thời thiếu nữ, thổn thức câu tình “Hà Nội đẹp nhưng anh thích em hơn…”… Thoáng một góc Hồ Gươm, Bách Thảo thuở đôi mươi: Nhìn cuối tháng mưa ào ào thoáng qua, có chàng trai vội ra phố, chọn nhanh một bó sen hồng cuối thu, thu Hà Nội lãng mạn yêu thương là thế… em có từng bỏ lỡ yêu thương?

Hà Nội ơi mỗi khi lòng xác xơ… Em nhớ về Hà Nội những ngày đã mang theo mơ ước của mẹ, của cha mà đến. Những tháng năm vầng điện rơi đẫm trang sách, ký túc xa Mễ Trì mùa hoa sưa trắng ngắt một thời trẻ dại. Đã có lúc cuộc sống mình chọn chênh vênh, mệt mỏi, lại nhớ về khởi đầu những năm tháng đầy yêu thương của Hà Nội mà vá khoảng lòng mình xác xơ buồn. Hà Nội cho em một khởi đầu đầy tươi đẹp trên ghế giảng đường, ký túc xá mùa loa kèn rộn tiếng Guitar. Hà Nội cho em những tháng năm cố gắng, những lựa chọn đầu đời, Hà Nội mong em rời ghế giảng đường đến những vùng đất mới thật tươi đẹp, Hà Nội vẫn một khoảng trời ở đó đợi em tìm về miền ký ức đẹp bồi hồi rưng rưng! Còn đó những chuyến xe bus dã ngoại, còn đây cô hàng nước góc phố quen ven đường ngày nào cũng gặp em trở về ký túc xá, quán ốc sau trường lao xao nụ cười em cùng phòng, cùng lớp. Hà Nội yêu em một khoảng trời thanh xuân êm đềm rực rỡ. Qua tháng, qua năm mệt nhoài hãy nhớ về một góc ký ức Hà Nội tươi xinh trong em! Hoa tím hôm nay vẫn thì thầm, vẫn yêu thương, rồi một ngày hoa tím nở tiếp ra, hương bay về quanh ngõ. Em đã thấy, đã nghe, đã trở mình trong khung trời xa xôi đầy gió… Dấu yêu ơi, mùa kỷ niệm những cánh bằng lăng bên góc trời Hà Nội đã ấm bàn tay một thuở.

Em có gặp một Hà Nội già cổ bên hồ Hoàn Kiếm chưa? - Chứng nhân một thời giữ bờ giữ cõi của cha ông, soi bóng những hàng cây cổ thụ của thành phố. Uy nghiêm cổ kính lung linh Tháp Rùa soi lòng hồ chiều đông như vẽ như in lại lịch sử. Em có gặp một thời Hà Nội giữ đất giữ đường trong hồn Hoàng Thành chưa? Cột Cờ lộng gió hát bản hùng ca lịch sử năm nào. Em có gặp những con phố Hà Nội mừng vui ngày đoàn quân chiến thắng trở về?… Em chưa từng quên những năm tháng gặp Hà Nội một thuở thanh xuân, một thuở theo gót cha ông xây dựng những chặng đường tiếp nối. Để yêu, để về lại Hà Nội không buồn lòng với những gì Hà Nội đã cho em… Để vẫn thấy Hà Nội ơi đẹp thế từ bao giờ!

Hà Nội ơi mỗi khi lòng xác xơ… em nghe những tình khúc về Hà Nội như nhớ như thương một thời thiếu nữ. Phố nhỏ, ngõ nhỏ, Hà Nội không chỉ của riêng ai... và em cũng giành Hà Nội cho mình. Thuở ấy còn nhớ không một thời: Em ơi Hà Nội phố trong mỗi bước chân trầm lắng đến lạ lùng của Hà Nội trong buổi chiều đầu đông. Những cơn mưa cuối mùa rì rào trên đoạn đường vắng, mái ngói rêu phong, cây bàng đơn côi và mùi hoa sữa nồng nàn vương trên từng tán cây theo gió thổi. Đã đến với Hà Nội, đã nặng lòng Hà Nội thì Hà Nội trong tiềm thức của mỗi người dù khác biệt nhưng chắc chắn có một điều không thể đổi thay, đó là “dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”…

Hà Nội ơi mỗi khi lòng xác xơ… em trở về Hà Nội để nói lời yêu thương của một thời thanh xuân da diết!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Lê Hiệp. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội của tôi
    “Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa/ Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh/ Hoa sữa thôi rơi ta bên nhau một chiều tan lớp/ Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về”.
(0) Bình luận
  • Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
    Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Vé không khứ hồi
    Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
  • Hà Nội mến thương
    Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội ơi mỗi khi lòng xác xơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO