Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội tình yêu của tôi

Nguyễn Minh 20/02/2023 15:17

Nhà văn Thạch Lam với trang văn nổi tiếng “Hà Nội ba sáu phố phường” đã miêu tả phố cổ Hà Nội với nét đẹp cổ kính, thâm trầm giữa lòng thủ đô hoa lệ. Hà Nội trong bài hát “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” là nỗi nhớ khôn nguôi “Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ. Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay…”. Còn trong ý thơ của Hoàng Minh Tuấn là niềm thương day dứt về mảnh đất thân yêu “Hà Nội ơi! Tôi nhớ mãi muôn đời!” Để thấy Hà Nội đẹp và đáng yêu đến nhường nào qua lăng kính nghệ sĩ!

maxresdefault.jpg

Dù là nhà văn, nhà thơ hay nhạc sĩ thì Hà Nội qua con mắt nghệ thuật của họ đều thơ mộng, đẹp đẽ với nhiều hương sắc riêng. Và với mỗi người dân đất Việt hay bạn bè quốc tế, họ đều gửi trọn tình yêu đặc biệt dành cho mảnh đất thủ đô mỗi lần mình đặt chân qua.

“Hà Nội” – chỉ hai tiếng giản dị thôi mà sao đong đầy nhiều cung bậc cảm xúc đặc biệt đến vậy? Đó là tấm chân tình và niềm tự hào vô bờ bến của mỗi con tim đang dồn dập nhịp đập trong lồng ngực mỗi người. Tôi tuy là người con trai miền biển, không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng trong tôi hừng hực niềm khát khao cháy bỏng được sống, lao động và học tập nơi thủ đô yêu dấu.

Mẹ tôi là người Hà Nội, mảnh đất Vân Đình (Hà Tây cũ), nơi có con sông Đáy chảy qua. Vì thế, tôi coi Hà Nội là quê hương thứ hai của mình. Tôi lớn lên bằng những lời ru, bài hát và những câu chuyện kể hấp dẫn của mẹ về đất và người Hà Nội. Tôi yêu cuộc sống bình dị, giản đơn của những con người thuần hậu, chất phác nơi đây. Chúng khiến tim tôi như thắp lửa, rừng rực cháy trong hồn.

Từ nhỏ, mỗi lần được về quê ngoại chơi tôi đều đặc biệt thích thú. Tôi cùng đám bạn hàng xóm chơi đủ mọi trò từ trèo me, trèo sấu, hái ổi,… đến chơi trò trốn tìm, bắn bi, nhảy dây,… Đặc biệt, tôi vô cùng hạnh phúc khi được bà ngoại nấu những món ăn miền quê Hà Nội như: canh sấu trứng cà chua, canh chuối, canh cà pháo,… Bà hay ngồi trong căn phòng nhỏ nhai trầu bỏm bẻm và xem chương trình hài mà tiếng cười giòn giã như trẻ thơ. Hay hình ảnh ông ngoại yêu văn thơ hay tụ tập những bạn văn chương làm thành hội yêu thơ của làng.

Tuổi thơ của tôi trải qua những tháng ngày đẹp đẽ vì có Hà Nội với những người thân yêu hằn sâu nơi kí ức. Bà ngoại tôi tảo tần sớm khuya nuôi dạy một bầy con thơ vất vả, nhọc nhằn nên thỉnh thoảng bà hay trở mình vì đau xương khớp. Điều đó khiến tôi không khỏi chạnh lòng và xót xa. Còn ông ngoại biết tôi yêu thơ văn và muốn nối nghiệp mình đã vô cùng hạnh phúc gom góp từng cuốn sách cũ, chắt chiu từng áng văn, bài thơ và kinh nghiệm sáng tác dành cho đứa cháu nhỏ. Đặc biệt là, ông dạy tôi học làm người, sống có tâm – có đức,… Tôi nhớ nằm lòng những lời chỉ bảo tận tâm của ông và tự dặn lòng mình phấn đấu thành đạt, sớm khuya miệt mài học tập, phấn đấu đỗ đại học trên Hà Nội, sau này làm vẻ vang dòng họ.

Với lũ trẻ quê mùa ngày ấy như tôi, được học trên Hà Nội là hãnh diện và sung sướng lắm! Do đó Hà Nội trở thành mục tiêu sống còn của những tâm hồn chưa một lần vấn vương bụi bặm. Chúng tôi phấn đấu học hành hăng say lắm! Hà Nội trở thành niềm tin, hi vọng và mục đích, ước vọng cao cả. Tôi vẫn nhớ lần thi đại học năm đó mình được đến thăm lăng Bác. Bao nhiêu háo hức, mong chờ, hồi hộp và cảm xúc vừa yêu thương, tự hào, kính trọng như vỡ oà, tôi dành lòng thành kính dâng lên vị cha già dân tộc.

Rồi cái ngày định mệnh ấy cũng đến. Tôi đỗ đại học. Nhưng tôi biết, người hạnh phúc nhất là ông ngoại. Ông gọi điện chúc mừng tôi trong tiếng nghẹn ngào. Tôi biết những giọt nước mắt ý nghĩa ấy như lời chào mừng đến Hà Nội, ông dành cho tôi như từ lâu lắm. Cái ước vọng trở thành sinh viên Hà Nội của tôi đã thành hiện thực. Những tháng ngày miệt mài trên giảng đường Văn khoa mới tươi đẹp làm sao! Và cũng từ đó, sau những buổi học trên lớp, tôi lại rong ruổi đạp xe trên các tuyến phố, khám các ngõ ngách Hà Nội. Tất cả mới tuyệt vời làm sao!

Những cung đường đẹp nhất Hà Nội đang chờ tôi khám phá mà thuở nhỏ mình ao ước được bước chân qua. Đó là con đường Hoàng Diệu rợp bóng xà cừ cổ thụ, nơi gắn bó với những di tích nổi tiếng. Đó là đường Phan Đình Phùng với những hàng sấu già sum suê tạo không gian mát mẻ, nơi gắn bó với những địa điểm du lịch thu hút nhiều khách tham quan. Đó là đường Thanh Niên lãng mạn – chia hai nửa một bên là hồ Tây, một bên là hồ Trúc Bạch – nơi gắn bó với phong cảnh thơ mộng lúc bình minh lên và hoàng hôn buông xuống. Ánh mặt trời toả xuống mặt nước long lanh như dát vàng đẹp mê hồn như muốn níu kéo bước chân người…

Hà Nội với phong cảnh nên thơ, lãng mạn là thế và mỗi lần đi qua tôi không khỏi lưu luyến cái dư vị đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Nào là vị ngọt ngào, nóng hổi gây thương nhớ của tô phở truyền thống người Hà Nội. Nào là vị đậm đà, ngon khó cưỡng của đĩa bún chả. Nào là những nắm xôi cúc tròn đầy, ấm nóng trong tiếng rao đêm da diết trở thành kỉ niệm khó phai đời sinh viên mỗi lần thức đêm khi mùa thi về… Đặc biệt, điều không trộn lẫn trong văn hoá Hà Nội là trà đá vỉa hè không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp mà vô cùng giản dị, mộc mạc đến bất ngờ. Đây đó trên các con đường Hà Nội mọc lên những quán cà phê cóc phục vụ đông đảo khách thập phương…

Hà Nội trong tưởng tượng của tôi khác xa với thực tại. Không hào nhoáng mà vô cùng dung dị với những ngôi nhà kề sát vai nhau trong những con phố chật hẹp, nhuốm màu rêu phong cổ kính. Này sắc hồng của những nụ đào thắp lên mùa xuân. Này Hồ Tây mùa hạ lộng gió đưa hương sen thơm ngát. Này con đường mùa thu ngập tràn lá vàng rơi. Này những đoá cúc hoạ mi mùa đông tinh khôi, e ấp,… Với bốn mùa dệt mộng nên thơ khiến tôi bất chợt nhớ đến một ánh mắt, một làn môi và bàn tay mềm mại của cô gái Hà Nội dịu dàng, đáng yêu, bí ẩn với chút kiêu kì cùng tiếng nói trong trẻo, nhẹ nhàng ấy.

Tốt nghiệp đại học, tôi chọn Hà Nội là nơi lập nghiệp. Và tôi đã mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ. Rồi tôi kết hôn với người con gái Hà Nội vốn là bạn thân thuở trước. Giờ đây, tôi đã có một gia đình nhỏ làm chốn đi về. Hà Nội của tôi cũng thay đổi nhiều lắm. Không còn dáng vẻ rêu phong, trầm mặc, Hà Nội khoác lên mình một bộ mặt náo nhiệt, ồn ào của một đô thị hiện đại, sầm uất. Những toà nhà nhiều tầng mọc lên như nấm sau mưa. Những công trình kiến trúc hoành tráng mọc san sát nhau. Phố xá đông vui, nhộn nhịp nhưng cũng ô nhiễm, tắc đường liên miên. Mặt trái văn hoá ứng xử của con người cũng nhiều. Tuy thế, tình yêu của tôi dành cho Hà Nội vẫn không thay đổi.

Giờ đây, tôi đã ở vào lứa tuổi xưa nay hiếm nhưng vẫn còn được trời phú cho sức dẻo dai hiếm có. Sáng sáng, tôi vẫn đạp xe ra bờ hồ tập thể dục, ngắm hồ Gươm trong ánh ban mai rực rỡ. Cầm tờ báo cùng cốc cà phê sớm với những bạn già bàn đủ mọi chuyện đời. Rồi tôi đến phố sách ở Đinh Lễ chọn những cuốn sách hay và ôn lại thuở hàn vi hay đến các nhà sách đọc ké vì túi tiền sinh viên ít ỏi. Chiều chiều, tôi lại ghé đến ghế đá công viên chơi cờ tướng, ngắm nhìn dòng người qua lại ngược xuôi thấy mình sao mà bé nhỏ trước một Hà Nội rộng lớn và bao dung đến vậy?

Các con tôi giờ đã thành đạt và đều định cư ở nước ngoài. Chúng có ý muốn rước tôi sang sống cùng nhưng làm sao chúng hiểu được rằng có một ông già “lẩm cẩm” chỉ muốn gắn bó suốt đời với mảnh đất Hà Nội yêu thương?! Mỗi dịp Tết đến, xuân về bên mâm cơm ấm cúng gia đình, tôi lại ôn những kỉ niệm cũ nơi làng Vân Đình thuở trước có những con người chân chất, đôn hậu như ông, bà, mẹ,… đã nuôi nấng và dạy dỗ tôi thành người. Và tôi cũng dặn dò các con tôi dù có đi đâu, làm gì thì cũng không quên được tiếng Việt, hãy dạy cho các cháu tôi văn hoá người Hà Nội để chúng không quên được nguồn gốc của mình.

Dù có nhắm mắt, xuôi tay thì tình yêu và sự gắn bó của tôi với Hà Nội càng bền chặt vì hình ảnh Hà Nội luôn trong trái tim tôi!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Minh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội bốn mùa yêu thương
    Hà Nội, trái tim thân yêu của cả nước, là linh hồn của dân tộc Việt từ ngàn xưa. Nơi có con sông Hồng chảy vào đất Việt. Nơi có bốn mùa đều ghi dấu tình yêu của em dành cho Hà Nội và anh, vĩnh viễn không đổi thay.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tình yêu của tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO