Thanh âm Hà Nội

Capi| 10/02/2023 16:38

Đã từng có thời, thanh âm xung quanh tôi chưa nhiễu loạn thế này. Thời đó, là thời mà loa phường vẫn được phát thanh thường xuyên. Cột điện trước nhà tôi cắm một cái loa phường. Cột điện trước nhà bà nội tôi cũng có bắc loa phường.

ll.jpg
Loa phường là phương tiện nên được vinh danh trong bảo tàng...

Ngày ấy làm gì đã có điện thoại thông minh. Thảng cái thôi, chỉ trong vòng chục năm vỏn vẹn, chẳng ai nhớ được lợi ích của loa phường là gì nữa. Tới khi dịch Covid -19 oanh tạc, loa phường đã mất dấu tích lâu rồi, đột nhiên cựa mình sống động.

Ngày chưa có điện thoại thông minh, chưa có tin nhắn, chưa có mạng không dây, mạng xã hội. Chuyện làng chuyện xã, cái gì cũng thông báo trên loa hết. Lịch tiêm phòng cho trẻ, lịch cắt điện, cắt nước, các sự kiện họp dân, hỗ trợ cựu chiến binh, lịch phát lương hưu, các dịp tổ chức trung thu, phát quà cho thiếu nhi, tìm đồ, tìm người, tìm cả trâu cày, nhà nào mất trộm mất cắp, loa cảnh báo... Gọi loa công khai, mọi người nghe rồi bảo nhau tự biết. Còn bây giờ, tin nhắn nhắc về tiêm chủng cũng được gửi riêng. Nó giống như biến việc chung thành việc riêng, việc ai tự mình biết. Chủ trương của Nhà nước chính phủ và xã hội là tiến gần hơn đến số hóa. Âu cũng là bắt kịp xu hướng tương lai. Nhưng sao vẫn tiếc cho một cái gì đấy đã cũ, cái nét của một thời đại đã qua.

Hồi mà tivi, máy tính chưa phổ biến, các sinh hoạt giải trí khác hẳn so với lớp thời hiện đại. Loa phường ngoài các thông báo chính thống thì cũng như radio, cập nhập tin tức, dự báo thời tiết, có bản tin buổi sáng, đêm khuya nghe kể chuyện. Nghe các cụ kể rằng, hồi trước nữa, loa báo động cả máy bay, báo động địch. Trẻ như tôi thì không có cơ hội kiểm chứng. Nhưng tuổi thơ của tôi vẫn có loa phường.

Người mình khôi phục đầy thứ: các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, các lễ hội khắp nơi được khôi phục như là nét đẹp văn hóa du lịch. Trang phục truyền thống trở lại trên người thế hệ trẻ, trong các cuộc diễu hành nơi phố cổ. Đầy thứ duy mĩ…Những trải nghiệm dung dị ấy sẽ trở thành những xúc cảm khó quên trong cuộc sống hiện đại hôm nay.

Rằm tháng tám phát nhạc trung thu. Trẻ con tụ tập rước đèn, vừa có không khí lại vừa vui. Nhẩm nghĩ người lớn được nghe lại chính mình ngày cũ, chắc chắn cũng vui. Dịp tết thiếu nhi thì phát các bài vè. Trẻ con thời nay chắc gì đã biết hát vè. Những cái mặc định của trẻ con ấy, là của trẻ con nhiều năm về trước mất rồi. Vè chỉ ở trong ký ức người lớn. Rồi giáp Tết phát nhạc xuân. Người ta họp chợ trong các khúc xuân ca rộn ràng.

Trong sự phát triển của cuộc sống hiện đại, loa phường vẫn là cái nền của sinh hoạt. Cần được giữ gìn, tìm cách thích nghi và tiếp tục phát huy giá trị của mình. Loa phường là phương tiện nên được vinh danh trong bảo tàng, có thiếu đâu những câu chuyện để kể về loa phường, trong quá khứ và cả ở tương lai. Chỉ thiếu người kể ra mà thôi.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Capi. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Ngày xuân vãng cảnh đình So
    Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất xứ Đoài. Thời thơ ấu từng được vỡ lòng vỡ dạ ở các lớp học nhờ, học tạm trong những mái đình, mái chùa cổ kính. Thời ấy, vào những năm bảy mươi, tám mươi của thế kỷ trước, khi đó còn bao cấp, tôi còn nhớ đình, chùa quê tôi không chỉ dùng làm lớp học mà còn được trưng dụng làm nơi sản xuất của hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Thanh âm Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO