Thương nhớ Bác khôn nguôi

Phạm Thị Hồng Thu| 03/02/2023 16:26

Năm ấy tôi mười tuổi, cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, nhưng những tình cảm của người dân trong những ngày Bác mất vẫn in đậm mãi trong tâm trí tôi.

hh.jpg

Hồi ấy, gia đình tôi đang sơ tán ở một vùng rừng núi phía Tây Thanh Hóa, cuộc sống lao động nghèo khổ, vất vả nhưng nồng ấm tình người. Thời ấy, nhà ai có cái radio be bé thì thật là sang. Tôi rất thích nghe nhạc hiệu và lời xướng “Đây là đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội…”, tôi ước được ra Hà Nội, ước được gặp Bác Hồ. Tôi thích nghe tin tức hàng ngày ở chiến trường miền Nam, nghe kể chuyện cảnh giác vào tối thứ bảy. Dù pin hiếm, được nghe ít, nhưng các câu chuyện cảnh giác với chị em tôi thật cuốn hút.

Một buổi sáng đầu tháng 9 năm 1969, vừa tỉnh mắt tôi nghe ba má tôi khóc, rồi họ đi đâu đó. Tôi không hiểu việc gì đang xảy ra, tôi tò mò ra đường, thấy từng tốp người tụ tập và rất nhiều người khóc. Lát sau tôi được biết Bác Hồ đã ra đi. Quả thật không thể ngờ, một tin sét đánh, đất trời như sụp đổ, không ai tin Bác Hồ đã mất. Vẫn biết tuổi Bác đã cao, sức khỏe yếu nhưng ai cũng nghĩ Bác của chúng ta bất tử, hoặc ít ra cũng đến ngày chiến thắng để Bác được thỏa nguyện vào thăm đồng bào miền Nam ruột thịt, được ôm hôn các cháu thiếu niên, nhi đồng như Bác hằng mong ước và thể hiện trong di chúc: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.” Vậy mà... ôi, đau đớn, xót xa, thương tiếc quá!

Cả đội sản xuất, cả nông trường sụt sùi ngày đêm, nhất là khi làm lễ truy điệu Bác ở cách nhà tôi chừng 5 cây số. Người lớn, trẻ con dậy đi bộ từ sáng sớm và đã có mặt đông đủ, chật ních cả bãi đất rộng. Tiếng súng tiễn đưa Bác không át được tiếng khóc, nỗi đau tiếc thương Người. Đau đớn còn hơn mất cha, mất mẹ, mất người thân yêu ruột thịt của mình. Quả thật: "Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa" (Tố Hữu).

Tiếng nấc ấy, những giọt nước mắt ấy vẫn lăn dài trên má từng dòng người vào lăng viếng Bác năm 1976, sau khi lăng Bác được khánh thành. May mắn có mặt trong dịp đó, tôi không thể nào quên những tiếng nấc nghẹn ngào, những đôi mắt đỏ hoe, những đôi chân không muốn rời, những cái đầu cứ ngoảnh lại muốn được gần Bác thêm đôi chút.

Từ năm 2002 được chuyển ra sống ở Hà Nội, tôi cũng đã nhiều lần vào viếng Bác. Từng dòng người xếp hàng dài, thành kính, trang nghiêm và xúc động vô cùng, nước mắt cứ chực trào ra. Bao người lớn tuổi cứ sụt sịt hoài, cứ rưng rưng mãi, nhất là các má, các chị ở miền Nam ra, các bà, các mẹ ở miền núi, trung du, đồng bằng và ở nước ngoài về viếng Bác.

Mỗi lần có dịp đi qua lăng Bác, cảm xúc xưa lại ùa về nguyên vẹn trong tôi, lại ngấn lệ vòng quanh. Tôi nghĩ không chỉ tôi, mà có lẽ tất cả những người dân Việt Nam, đặc biệt là những người cùng thế hệ với tôi vẫn nhớ thương Bác, vẫn xúc động khôn nguôi khi nghĩ về Bác, khi đến viếng Bác. Và cứ tết đến xuân về lại thèm được nghe tiếng Bác đọc thơ chúc Tết, mỗi đêm giao thừa vẫn như văng vẳng đâu đây giọng Nghệ trầm ấm, thân thương, sâu lắng của Người:

"Năm qua thắng lợi vẻ vang,

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.

Vì độc lập , vì tự do,

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,

Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!

(Thơ chúc Tết Xuân 1969 của Bác Hồ)

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phạm Thị Hồng Thu. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Nhớ đào Nhật Tân
    Mỗi độ Tết đến, dù có nhiều sự lựa chọn nhưng tôi vẫn ước có một cành đào Nhật Tân (Hà Nội) “chính hiệu” cắm trong lục bình như những năm trước.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Thương nhớ Bác khôn nguôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO