Chợ xưa, đồ cũ - nơi thời gian đọng lại

Nhất Mạt Hương| 27/01/2023 09:40

Tôi yêu Hà Nội, yêu cảnh sắc, không khí, hồn cốt và dáng vẻ thanh lịch, sâu lắng của mảnh đất này. Yêu bốn mùa, cả những thời điểm không tên và những góc nhỏ lặng thầm, thân thương, thú vị!

hq720.jpg
Chợ xưa, đồ cũ Hoàng Hoa Thám- nhỏ bé thôi mà ẩn chứa nét gì thật Hà Nội, thật thân thương. (ảnh: internet)

Có biết bao điều nhỏ bé đã níu giữ tâm tình của một kẻ nỡ nặng lòng với chốn nghìn năm. Rồi bỗng được dành tặng một bất ngờ, đáng yêu - là khi lần đầu đặt chân đến một khu chợ xưa - một ngôi chợ nhỏ bé, lặng thầm mà làm sống dậy biết bao thương nhớ: chợ đồ cũ Hoàng Hoa Thám.

Tôi đã từng bao lần đi trên con đường nhỏ nhắn mà sôi động ấy, để chọn hoa, ngắm đồ và mê mải với những thứ trang trí nhỏ xinh, linh động nhưng không ngờ, phía dưới một con ngõ lại có ngôi chợ đặc biệt đến thế.

Sáng mùa đông, nắng tràn trên những bảng biểu nơi cửa hàng, cửa hiệu, trên những mắt lá của vài chậu cây bên đường còn ngái ngủ. Bước xuống những bậc thềm, tưởng lạc vào sân một khu tập thể cũ kĩ khi thấy một khoảng rộng rãi giữa những bức tường, lô xô nhà cửa. Nhưng đích thị là chợ - bởi những gian hàng biện đủ thứ đồ thập cẩm. Chỗ này là quần áo, tư trang của bộ đội, chỗ kia lại những đồ lặt vặt: tẩu xì gà, bật lửa, đồng hồ, dây chuyền, lắc tay, bát đĩa…với đủ hình dáng, màu sắc, thương hiệu và đều in dấu thời gian. Những người bán hàng thảnh thơi, lơ đãng, những người mua hàng cũng chậm rãi ngắm nghía, xem xét. Tất cả như đang cùng dạo một bản đàn êm dịu, nhẹ nhàng để cùng níu lại nhịp thời gian. Thoáng bóng một người phụ nữ bưng cái thúng nhỏ lẫn vào. Là chị hàng cốm. Ngó sang bảo chị cân cho một ít. Cốm xanh mộc thoảng hương nấn ná, không rờn biếc như cốm nhuộm màu gặp đâu đó. Nên dù chỉ được gói bằng chiếc lá khoai ráy non, không còn lá sen bao bọc thì vẫn cứ nâng niu, chi chút. Hỏi thăm quê chị ở đâu, chị bảo Mễ Trì. Chắc cả Hà Nội giờ chỉ còn làng chị làm cốm. Cầm gói lá nhỏ trên tay - gói cốm tươi mùa đông, tự nhiên thấy rưng rưng; chỉ sợ sau này khó mà bắt gặp. Sợi rơm vàng ánh lên trong nắng, vị cốm dẻo bùi ngòn ngọt vương mãi theo những bước chân khi khám phá tiếp khu chợ. Đây gian hàng âm thanh dặt dìu các bản nhạc xưa, đủ các loại loa, đài, đĩa, thiết bị cùng các hình ảnh đã xa lơ, xa lắc. Chợt nhớ chiếc đài băng ngày xưa của bố, những bài nhạc vàng réo rắt còn ngân mãi không tan; những vở cải lương mùi mẫn, bào xé tâm can với giọng những Bạch Tuyết, Minh Vương, Lệ Thủy… tưởng còn văng vẳng bên lòng. Vài ba người đang đứng lặng, thi thoảng nhịp theo lời hát phát ra từ chiếc máy quay đĩa.

Sao cảm giác những người đến khu chợ này cũng có điều gì thật gần gũi, thú vị. Phải chăng là nét đồng điệu mơ hồ chưa thể gọi tên? Là sự lưu luyến những gì xưa cũ - những thứ đã lâu rồi vắng mặt và một ngày bắt gặp chợt thấy lạ lẫm, bâng khuâng. Mới thấy từng giọt thời gian lọt qua kẽ tay lặng thầm mà vô tình đến thế!

Nhìn xung quanh, các gian hàng hầu như không theo quy củ, đến những đồ vật cũng sắp xếp hồn nhiên, ngẫu hứng nhưng lại mang nét đáng yêu riêng. Người mua có thể săm soi, tìm kiếm, nhấc lên, đặt xuống, thử xem, hỏi han thoải mái. Những người bán hàng ở đây cũng nhẹ nhàng, lịch sự chứ không khó tính, lắm điều, bắt ne, bắt nẹt như ở những khu chợ bán hàng mới. Cái lành lạnh giữa đông dường như tan ra, lấp loáng…

Lạc đến gian hàng đá trang sức, ngắm nghía không chán mắt. Những chiếc lắc tay, vòng cổ, mặt đá phơi mình lặng lẽ, một đôi khuyên đá ngọc bích hình bông hoa được nhấc lên, dù vương bụi nhưng xinh xẻo và lấp lánh đến mềm lòng. Chiếc móc bạc không sáng loáng nhưng khá tinh xảo và chắc chắn. Có lẽ, khó mà tìm được ở đâu những đồ vật đáng yêu và độc đáo như ở chốn này. Góc nào đó, có người đang hớn hở vì kiếm được chiếc đồng hồ giống hệt chiếc đồng hồ mình đã mất từ lâu mà giờ không còn sản xuất. Một nhóm trao nhau xem chiếc tẩu lạ mắt, ưng ý; niềm chộn rộn hòa trong tiếng cười sảng khoái, tiếng chuyện trò râm ran, hồ hởi.

Tầm giờ ngọ là lúc chợ sắp tan, đã thấy lác đác những gian hàng thu dọn dần đồ đạc. Những cuộc trao đổi cuối cùng xạc xào cùng tiếng gió. Nắng nhảy nhót trên những chiếc lư đồng đốt trầm hay ngó nghiêng cây sáo sứ trầm ngầm nơi góc bàn đợi tay người nhặt lên, ướm thử.

Rồi chợ cũng tàn nhưng không xao xác, chỉ vương lại ánh nhìn và chút luyến lưu một khoảng không gian thân mật, đáng yêu.

Bước chân lên khỏi những bậc thềm cũ kĩ, nhịp sống sôi động trên đường lại đập ngay vào mắt, vào tai. Tưởng vừa đánh rơi bầu thân thương phía dưới- nơi có bóng cây ngập ngừng đón nắng và những mảnh thời gian đọng lại trong từng nét, dáng đơn sơ.

Chợ xưa, đồ cũ Hoàng Hoa Thám- nhỏ bé thôi mà ẩn chứa nét gì thật Hà Nội, thật thân thương. Để đến rồi càng thêm yêu, thêm mến đất thủ đô, cho xa xôi nối lại gụi gần.

Và lòng cứ rưng rưng, man mác!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nhất Mạt Hương. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Ân tình hai chiếc bánh ngọt và hai tô phở đầu đời
    Người Việt Nam và tất cả bạn bè trên thế giới đều không thể không biết đến Hà Nội, Thủ đô của nước Việt Nam. Riêng với tôi, Hà Nội đã in sâu trong ký ức gắn liền với một kỷ niệm qua bao tháng ngày không phai. Đó là kỷ niệm ân tình với người Hà Nội
(0) Bình luận
  • Những đêm thơ trong thành phố
    Ấy là vào một đêm mùa xuân, khi vừa ra Tết, trời vẫn còn se se lạnh nhưng không có nỗi buồn man mác mà trong người cứ rạo rực nhựa yêu. Giữa đất Tràng An một thuở đã từng là nơi kì ngộ của rất nhiều tao nhân, mặc khách, lòng người có phải vì thế cũng mong ngóng những đêm thưởng trà, trìu mến mà đọc cho nhau nghe đôi câu thơ đầy mộng tưởng, phảng phất chút cảnh, chút nhạc, chút hoạ, chút lòng người rì rào quyện vào nhau êm dịu.
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
Chợ xưa, đồ cũ - nơi thời gian đọng lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO