Hà Nội cuối thu và tôi

Nguyễn Đình Ánh| 25/01/2023 11:11

Ngày học đại học, một người bạn tận phương Nam bất chợt hỏi tôi, đã bao giờ được ra Hà Nội vào cuối thu chưa. Tôi đang thoáng giật mình trước câu hỏi ấy, chưa kịp trả lời, bạn đã tiếp lời nghe bảo Hà Nội cuối thu rất đẹp và chỉ khoảng thời gian ấy, người ta mới cảm hết được vẻ đẹp rất riêng của Hà Nội.

22467778_1144266542340121_8504073869795701984_o.jpg
Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Tôi từng đi qua bốn mùa của Hà Nội. Mỗi mùa Hà Nội mang một sắc diện riêng. Mùa xuân sặc sỡ sắc màu lễ hội. Mùa hạ náo nhiệt, xô bồ. Mùa đông thanh tĩnh. Riêng mùa thu mang một vẻ đẹp thật khó diễn tả. Hội họa chỉ vẽ nên được một bức tranh phiến diện về mùa thu. Âm nhạc chỉ rả rích ru một điệu hồn đơn điệu, xúc động được phần nào trong lòng thính giả. Ngôn ngữ thi ca cũng nhiều lần bất lực trước vẻ đẹp của thu Hà Nội. Trở lại với câu hỏi của người bạn phương Nam, gã ngược tìm về Hà Nội hai mươi năm trước, khi tôi mười tám đôi mươi…

Hà Nội mùa thu trong mắt tôi ngày ấy vừa lạ vừa quen. Lạ bởi lần đầu từ quê đặt chân đến. Quen bởi tôi đã phải lòng với thu Hà Nội từ hồi còn tấm bé, từ khi còn là cậu học sinh trường làng say mê những tiết văn nghe cô giáo kể về mùa thu Hà Nội. Cô kể thủ thỉ tâm tình về những kỉ niệm lúc còn trọ học ngoài ấy. Cái se lạnh khẽ chạm vào vai áo, hình như chạm đến một điều gì đó thiêng liêng như mối tình đầu của cô vậy. Giọng cô phút ấy vì thế dường như run run xúc động khi nhắc đến những bờ hồ, những rặng liễu, những con đường cô từng đi qua. Tôi còn yêu thu Hà Nội qua những ca khúc viết về mùa thu thủ đô nồng nàn, da diết. “Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ…”, hay “Hà Nội ơi tươi xanh màu áo học trò, những còn đường thân quen còn đó…”. Hay sự duyên dáng, mơ màng, bâng khuâng của Hà Nội lúc mới vào thu “Có phải em là mùa thu Hà Nội…có chắc mùa thu lá rơi vàng tiếng vọng…”. Từ trong tiềm thức xa xưa ấy, tôi đã từng mơ ước sau này sẽ một lần được đặt chân đến Hà Nội vào một dịp cuối thu. Nhưng đúng như ai đó kể với bạn, “thu rất thu là lúc chớm đông sang”, dường như mùa thu thực sự hiện hình rõ nhất là lúc thu sắp qua đi. Thu sắp qua mang đến những cơn heo may bất chợt ùa về chạm vào hồn người ngược xuôi trên phố, chạm đến từng kí ức buồn vui. Cuối thu dường như khiến lòng tôi cô đơn hơn, dễ trải lòng, dễ hoài niệm về những gì đã đi qua hơn…

Hà Nội cuối thu, có lần gặp lại, em nức nở với những vần thơ không tuổi của chị Xuân Quỳnh:

"Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá

Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mông
Mùa thu vàng hoa cúc

Chỉ còn anh và em

Nhưng khoảnh khắc cuối cùng của mùa thu chỉ còn mỗi em và mùa thu ở lại, còn tôi - “người ra đi đầu không ngoảnh lại” để lại “nắng lá rơi đầy” khắp những con phố dài xao xác heo may. Khoảnh khắc cuối thu đẹp như em của ngày hôm qua. Đẹp như em vừa khoác lên mình bộ áo cô dâu trắng tinh khôi. Vai thu đong đầy trong gánh cốm Vòng gói lá sen ven Hồ Tây, gánh hàng hoa tươi xuôi dốc Yên Phụ. Mắt thu đậu nhẹ lên hàng liễu rủ êm đềm và la đà trên mặt Hồ Tây tĩnh lặng. Thi thoảng, những làn tóc thu khe khẽ lay động chao sóng nước ven hồ. Khoảnh khắc cuối thu cũng buồn rười rượi như khi em chia tay gã. Bất chợt những cơn mưa bụi, những heo may lành lạnh về lân la phố. Hay những con đường với những bản tình ca xao xác lá. Lá vàng lác đác rơi vo tròn cuốn lăn trên từng con đường, lỗi rẽ. Rải thảm vàng vướng víu bước chân tôi. Lúc ấy, có kẻ ngược trên phố Phan Đình Phùng, ngước mắt nhìn vòm lá có cảm giác như đang chạy, …chạy về miền cổ tích lá xa xưa. Nhưng những giai điệu lá, ca từ lá níu kéo tôi. Lá khẽ khàng đáp nhẹ lên chiếc mũ quân nhân đã cũ của tôi. Lá dịu dàng xoa nhẹ lên trái tim tôi. Lá xác xao dưới đôi chân tôi…

Hơn hai mươi năm sau, tôi trở lại cũng vào một ngày cuối thu vàng rực rỡ. Thu Hà Nội đã bớt hắt hiu, tĩnh lặng. Phố ồn ào đông đúc hơn. Nhà cao tầng thi nhau mọc lên nhiều hơn. Nhưng, dạo bộ trên những con đường quen thân năm ấy, tôi vẫn hít thở thấy mùi vị rất riêng của lá, của hương cây cuối mùa thu năm nào. Mới sáng sớm lá đã rơi lác đác, đến chiều về lá phủ một màu vàng óng trên vỉa hè nơi tôi từng hò hẹn. Có chỗ, gió vun lá thành vòm trái tim. Chợt nhớ ngày nào mười ngón thon gầy nắm chặt lấy nhau. Hai người ngồi lặng im bên cồn lá. Bỏ giầy dép, bàn chân trần xục vào lá mát rượi. Bao nhiêu muộn phiền về một tình yêu cách trở biến tan. Chẳng còn thời gian để nghĩ về giây phút hai người chia xa. Chỉ thấy mùa thu xung quanh dịu dàng như em trong vòng tay đủ ấm. Một nỗi buồn mỏng tanh bay vào làn gió biếc. Tôi và em lặng im nghe bản tình ca của đất trời. Chao ôi, diết da nhớ! Vòng tay như ôm riết chặt hơn. Nước mắt hay nụ cười cuối thu xoa vào tim ai đó. Thấy khó thở. Thấy rạo rực trong lòng….

Tỉnh giấc trên chuyến xe Văn Minh đang lăn bánh, một chiếc lá vàng vẫn đậu nguyên trên cái ba-lô sờn cũ, tôi bâng khuâng nuối tiếc bởi mình đã vừa phải rời khỏi mùa thu Hà Nội. Rời khỏi những mênh mang xao động của mối tình mùa thu. Cuối thu nhỏ dần, nhỏ dần… rồi khuất hẳn vào hư không. Tôi lại chìm vào một giấc mơ mới…

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Đình Ánh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Phở gánh, tình yêu và nỗi nhớ Hà Nội
    Mấy hôm rày đọc được những dòng tin tức kiểu Hà Nội trở lạnh, người dân diện áo ấm, quàng khăn ra đường khiến tôi nhớ Thủ đô da diết. Lý do ư, đơn giản lắm, mảnh đất ấy là lần đầu tiên tôi biết yêu và biết đến món phở gánh.
(0) Bình luận
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Sơn Tây, một thoáng thành cổ
    Nằm dưới chân núi Tổ lại ở vị trí trung tâm của xứ Đoài, thành cổ Sơn Tây từng in dấu thời gian và trở thành một chứng nhân của lịch sử trong giai đoạn cuối của thời phong kiến và những năm tháng bi hùng kháng chiến chống Pháp của phe “chủ chiến” và phong trào cần vương trên mảnh đất xứ Đoài.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Tọa đàm khoa học: “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”
    Toạ đàm là một trong những hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của Lãnh đạo Thành ủy- UBND Thành phố Hà Nội thăm Thành phố Bắc Kinh (tháng 5/2024) và thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai Thành phố.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cuối thu và tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO