Hà Nội trong trái tim tôi

Trần Hiền| 08/01/2023 13:28

Từ thuở còn thơ bé, Hà Nội đã tượng hình trong trái tim tôi qua hình ảnh “cây cơm nguội vàng”, “cây bàng lá đỏ”, “phố xưa nhà cổ”, “mái ngói thâm nâu” đầy thiết tha, trìu mến. Hình ảnh về Thủ đô ngàn năm không hề ồn ã, xa lạ mà trở nên gần gũi thân thương như máu huyết đang cuộn trào trong trái tim nhỏ.

du-lich-ha-noi-thang-12(1).jpg
Tôi đến Hà Nội vào mùa đông, tháng mười hai rét ngọt với những dây mưa phùn riêu riêu lành lạnh.

Hà Nội của tôi, Hà Nội của đất nước tôi, quả tim đỏ giữa vầng ngực của dáng đứng cong cong chữ S. Hà Nội của làn gió heo may se se lãng đãng, Hà Nội của sương khói giăng đầy mặt hồ mỗi sớm, của tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương, của những con phố tràn ngập lá vàng rơi và hương hoa sữa giăng mắc dịu dàng quẩn quanh từng ngõ vắng. Tôi đã yêu tha thiết mùi “Hương ngọc lan” của “góc phố nơi anh hẹn”, đó là mùi của Hà Nội, rất Hà Nội. Để tôi đem niềm yêu dấu đó nâng cánh cho khát khao thực hiện hành trình về với thủ đô ngàn năm văn hiến!

Tôi đến Hà Nội vào mùa đông, tháng mười hai rét ngọt với những dây mưa phùn riêu riêu lành lạnh. Mùa đông của Hà Nội thân yêu làm người ta muốn yêu, muốn nhớ. Tôi quàng chiếc khăn len màu đỏ, ngồi thong dong trên một chiếc xe buýt đi xuyên Hà thành, nghe gió mùa đông bắc mơn man lên da mặt, đắm chìm trong hương sắc của mùa rét khô rét ngọt, thấy bình yên chảy mịn trên vai mềm. Tôi nhìn phố phường đông đúc, xe cộ ngược xuôi, khu chung cư, ngôi nhà cao tầng, hàng quán ven vỉa hè cổ kính trầm mặc. Tôi thích vẻ đẹp giản dị từ những gánh hàng rong hay quán cóc cà phê, trà đá vỉa hè. Cảm giác yên bình và nhẹ nhàng đã thức dậy trong trái tim tôi cảm giác muốn yêu và được yêu, được ngồi sau yên xe máy của một ai đó và được chở đi dạo quanh các con phố Hà thành từ sớm tới chiều. Thật lãng mạn biết bao nhiêu. Đất trời làm ta muốn yêu, Hà Nội làm ta muốn yêu đến nồng nàn như vậy đấy. Bất giác ta thèm được đi bộ dưới tán cây lá vàng ở đường Phan Đình Phùng và ngửi cho thỏa hết cái mùi hương hoa sữa ở đường Nguyễn Chí Thanh. Rồi đôi chân cứ bước khoan thai, chầm chậm trên những ngõ nhỏ của phố cổ, không đích đến, không vội vã, ta sẽ đi cho hết dãy phố nhiều hoài niệm của Thủ đô, ngắm đồ chơi, giày dép, áo quần, phụ tùng xe máy,… ăn chiếc bánh cốm nhỏ, uống một ngụm trà sen, ngắm những đôi tay đang xoa xoa vào nhau vì lạnh, nụ cười thân thiện, lời chào dễ thương. Tưởng như hồn dân tộc muôn ngàn năm cũ vẫn đang mỉm cười hiền hậu bền bỉ trường tồn, sánh vai với vẻ đẹp thời đại mới đang từng giờ vươn dậy sinh sôi. Ôi! Sự sống nghìn năm tuổi ấy như vẫn đang cựa mình đâu đây, như đang len giữa những đường phố thủ đô dòng huyết mạch thổi vào cuộc sống quá khứ và hiện tại, cho người và đất thủ đô thêm ấm áp, thân thương diệu kỳ.

Tôi yêu Hà Nội trong dáng hình những cụ già tập dưỡng sinh bên phố. Tôi bỗng nhớ đến những chiếc vỏ chăn bông ngày xưa, được in hình hoa đỏ màu sắc sặc sỡ, như muốn thắp hồng ngọn lửa ấm giữa cái lạnh căm căm cắt da cắt thịt của mùa đông. Đó là màu quê hương, màu của tiếng hồn xưa luôn tìm về trong tận cùng nỗi nhớ. Màu của làng cũ quán xưa nhà cổ, màu của chiếc chăn bông, chăn sợi và chiếc khăn mỏ quạ mà các cô gái Thăng Long ủ ấm qua mùa đông hơn nửa thế kỷ trước. Màu quê hương ấy vẫn còn trong mỗi nếp nhà, trong những tấm áo lớp ba lớp bảy mà các cụ mặc ấm khi đông về. Trong nỗi hoài niệm xa vắng, dường như tôi nghe thấy tiếng hát chèo đang vang vọng xa xa, tiếng hát ấy chỉ có ở làng quê Bắc Bộ, là nét riêng của mùa đông Hà Nội mà không nơi đâu có được. Tiếng hát ấy thúc giục tôi đến xem múa rối nước, để rồi say đắm với tiếng hát tiếng chèo, với lời ca, tiếng trống, tiếng mõ, tù và, chen tiếng pháo, pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo, những nhân vật bằng gỗ được tượng hình khéo léo, đang kể lại câu chuyện từ ngàn xưa. Những nghệ nhân ngâm mình trong nước phía sau tấm chiếu tre, dưới mái đình cong cong đang khéo léo vẽ lại hồn dân tộc. Hồn thiêng sông núi của đất, của người tự hơn một nghìn năm tuổi cứ thế mà bền bỉ neo đậu trong trái tim người Hà Nội, cả những người đã, đang và sẽ đến Hà Nội. Tự nhiên như thế mà tôi yêu tha thiết mảnh đất Hà thành.

Tôi yêu Thủ đô nhất là khi đi thăm Lăng Bác, từng hàng tre vẫn xanh xanh tỏa bóng dưới khoảng trời thiêng liêng nhất của Tổ quốc. Ta bỗng thương vô vàn khi nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị. Màu quê hương bền bỉ đậm đà”. Dường như Bác vẫn ở đâu đây, vẫn ngồi bên chiếc bàn gỗ nhỏ, ngả lưng nơi chiếc giường đơn và vẫn đi đôi dép cao su đen nhánh, Bác đang ra thăm hồ cá hôm nào. Hà Nội của tôi, Hà Nội thương mến! Hà Nội ghi dấu chân của Bác trên từng đường phố, từng gốc cây, những ngõ vắng vẫn còn đó dáng hình Người. Quảng trường Ba Đình vẫn vang vọng lời thiêng khai quốc vào mùa thu tháng 8 lộng lẫy cờ hoa. Hà Nội đó, đập mãi trái tim hồng, rộn rã khúc quân hành, vang vọng tiếng quân ca. Và sẽ còn in dấu mãi hình ảnh người ra đi đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Ta bỗng nhớ dáng hình hai bạn trẻ đã từng hẹn nhau ở trước cổng Thư viện Hà Nội, họ bối rối bâng khuâng khi cô gái tặng chàng trai ấy một đoá quỳnh. Rồi chàng trai lên đường nhập ngũ, còn cô gái nhận giấy báo du học ở Liên Xô. Họ nhớ nhau bằng tháng của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu và hoa bằng lăng nước, họ hẹn nhau hạnh phúc là gì với lời hẹn tiên tri ngày 30/4/1975 vĩ đại của dân tộc. Mối tình ấy dịu dàng gửi lại đất Hà thành, dưới gốc bằng lăng ngày nào có chàng trai đứng đợi. Nơi thư viện ngày nào có dáng ai chung bước. Hà Nội đó, nơi ghi dấu những câu chuyện nghìn năm.

Và sẽ còn mãi với thời gian, cầu Long Biên vẫn là dải lụa mười bảy nghìn tấn nên thơ đêm ngày lộng gió, làm thanh thoát tâm hồn con người giữa những chật chội thường ngày. Hồ Gươm điềm tĩnh bên hàng liễu rũ, có cầu Thê Húc được sơn màu đỏ dẫn bước chân ta tới đền Ngọc Sơn. Chiếc cầu “ngưng tụ hào quang”, hay “nơi đậu ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm” do Thần Siêu (Nguyễn Văn Siêu) xây dựng. Cầu sẽ mãi mãi như thế, luôn hướng về phía mặt trời mọc để đón nhận trọn vẹn nguồn dưỡng khí của trời đất địa linh, nhân kiệt. Để mỗi bước chân ta hôm nay khi đi giữa mảnh đất này bỗng dâng lên một niềm tự hào lộng gió thời đại. Một khát khao Hà Nội trường tồn và phồn thịnh. Một khát vọng tràn dâng về lòng tự tôn dân tộc, đất nước ta sẽ bay lên cao, cao lên, và cao mãi. Hà Nội đó, Hà Nội niềm tin và hi vọng, Hà Nội tượng hình trong trái tim ta một tình yêu tha thiết, mãnh liệt đến nồng nàn.

Tôi sẽ còn đến Hà Nội rất nhiều lần về sau nữa. Tôi sẽ lại thong dong đi bộ ven bờ hồ để thưởng ngoạn Hà thành. Sẽ ôm vào lòng những bó cúc họa mi tươi thắm, và hít hà hương cốm làng Vòng được bọc trong lá sen. Và tôi sẽ yêu Hà Nội đằm thắm như thế, một Hà Nội cổ kính nên thơ, một Hà Nội tươi mới rộn ràng. Hà Nội niềm tin yêu hi vọng ấy, sẽ sống hoài trong trái tim tôi!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Trần Hiền. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Có một Hà Nội như thế trong tôi
    Tôi biết đến Hà Nội từ khi còn rất nhỏ. Hà Nội trong tôi khi ấy là lăng Bác Hồ uy nghi giữa quảng trường Ba Đình đầy nắng, là thân thương nhà sàn, ao cá, vườn cây - nơi Bác từng sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội trong trái tim tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO