Thăng Long - Hà Nội và giấc mơ "hoá rồng"

Vũ Minh Phúc| 31/12/2022 12:42

Tôi đã có nhiều năm sống trong lòng phố cổ với những ngôi nhà hiện đại bậc nhất của Thủ đô Hà Nội. Cảm giác cuộc sống nơi đây thật hạnh phúc. Các công trình hiện đại nguy nga như những lâu đài diễm lệ sừng sững mọc lên mỗi ngày quá đẹp; đẹp đến nhói lòng - bởi, thế nghĩa là sự hiện đại ở đây cũng là đệ nhất.

11(1).jpg
Từ khát vọng của cha ông, mỗi người dân, mỗi công nhân Thủ đô đang xây dựng thành phố văn minh và hiện đại. Họ đang viết tiếp câu chuyện cổ tích năm xưa, vì một Hà Nội trở thành thành phố hiện đại bậc nhất của cả nước.

Thảng hoặc cũng có những cây cầu thế kỷ bắc qua sông Hồng, những nét văn hóa đặc sắc đầy quyến rũ hòa quyện trong đời sống của muôn người dân từ khắp nơi đổ về... Nhưng trên hết là sự phát triển và quy hoạch đến tuyệt vời. Không ai nghĩ, sẽ có một ngày Hà Nội của chúng ta sẽ có những công trình tầm cỡ sánh ngang với các nước tiên tiến và văn minh trên thế giới ấy. May ra, người ta cũng chỉ có thể mơ ước một cuộc sống đủ đầy với những tiện ích tối ưu. Đó là lúc đời sống đã được hiện thực hóa, người dân Thủ đô đang lao động, hăng say kiến thiết, mở mang trí tuệ như khát vọng nghìn đời.

Không ai có thể ngờ được rằng ở Hà Nội xưa cũ của chúng ta lại đang rạo rực phát triển sôi động để đón du khách trong nước và ngoài nước. Một Hà Nội trong thế giới hòa bình đã và sẽ nối tiếp. Thủ đô hoa lệ Hà Nội và giấc mơ "hóa rồng" đang hiện hữu trong chuỗi mãnh lực đến khó tin. Ngược lại lịch sử, khoảng những năm trước đây, những con đường mới được đường thông xe, những ngôi nhà mới chỉ thấp le te; thì chúng ta mới hiểu được nỗi khát vọng da diết se lòng giấc mơ "hóa rồng" của Hà Nội hiện nay.

Tôi may mắn được chứng kiến thời khắc Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Dường như trong thời khắc lịch sử đó, người ta đã thấy một thiên niên kỷ Thăng Long đã hội kết, hòa quyện với những phẩm giá cao quý của dân tộc Việt Nam, tỏa sáng trên mọi nẻo của giang sơn, gấm góc, hun đúc ý chí, khát vọng và sức mạnh của triệu triệu trái tim Việt Nam.

Đi vào rừng sử mênh mông của dân tộc, tâm hồn thế hệ chúng ta mãi mãi ghi lòng tác dạ công ơn người khai sáng ra Thăng Long - Hà Nội. Bấy giờ, 1000 năm trước, đức vua Lý Thái Tổ với tầm nhìn rộng mở, trí tuệ anh minh đã quyết rời đô từ cố đô Hoa Lư về thành Đại La. Trong khúc thức rạo rực, khí thế xung thiên, Người đã thấy hiện rõ từ phía sông Hồng một thế rồng bay uy lẫm. Xa xa, thấp thoáng từ đường chân trời hút tắp, dẫu có muôn trùng sóng gió, người ta vẫn thấy ánh lên niềm tin của vận nước, của vận hội tương lai. Trải qua xiết bao thăng trầm, vật đổi sao rời, chưa bao giờ và chưa khi nào, kinh đô nước Việt bị bớt đi khí thế thăng thiên vốn có, là nguồn cảm hứng dâng lên như triều cường, là cội nguồn sức mạnh vô biên bồi đắp, làm giàu thêm cho tâm hồn, khí phách quật cường, sức lao động bền bỉ, dẻo dai, sung mãn của các thế hệ người việt Nam.

Có thể nói, để có được một Thăng Long - Hà Nội trường tồn, với 1000 năm lưu dấu sử xanh hôm nay, đã có công lao của xiết bao máu xương, mồ hôi, trí tuệ, sức lực cùng đổ xuống vì cuộc sống ngày mai của "Trái tim cả nước", tuy gian nan, nhưng bao giờ cũng vinh quang để chúng ta trong cái thế đứng hiên ngang ngày càng gắng sức xây dựng giang sơn, một non sông gấm vóc trải đến muôn trùng.

Nếu chúng ta khát vọng cho Hà Nội đi lên, giàu có lên bao nhiêu, lại càng hiểu và cảm thấy Hà Nội đang có một cuộc chuyển mình năng động bấy nhiêu. Bấy giờ, năm 2009, Hà Nội là một thành phố năng động với 6,5 triệu dân đang phải gồng mình, gánh trên đôi vai một sức ép quá lớn của cuộc hợp nhất trên quy mô tổng thể chưa từng có, một cuộc hợp nhất mà có lẽ việc đưa ra quyết định phải trải qua rất nhiều cuộc dự thảo, bàn thảo từng nóng bóng trên khắp các diễn đàn được coi là một công việc hệ trọng bậc nhất, sẽ có tác động mạnh mẽ đến mọi cung bậc, tầng nấc của đời sống xã hội trên mọi lịch sự, liên quan trực tiếp đến đời sống của mọi gia đình. Song hành với đó khi mà thành phố đã cùng lúc phải tập trung khôi phục đà tăng trưởng GDP.

Người viết bài này còn nhớ, rất nhớ, ấy là thời khắc 1/8/2008, nghĩa là chỉ trong vòng một năm rưỡi qua đi, là một cuộc kiểm tra đầu tiên và nghiêm khắc cho quyết định có tính sống còn trong tầm vóc lịch sử, quyết định vận mệnh của cả một Thủ đô, tương lai của đất nước. Một cảm xúc thật là khó diễn tả, khi quyết định ấy lại được đưa ra trước ngưỡng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Từ đây, trong cái thế và lực mãnh liệt, dường như có một nguồn sức mạnh vô biên, làm sức bật cho Hà Nội chuyển mình nhanh chóng vươn lên chiếm lấy lợi khí, bắt kịp vận hội mới trong thiên niên kỷ Thăng Long ngàn năm văn hiến. Một cuộc cách mạng lớn, quyết sách linh hoạt, đã làm cho gương mặt của Thủ đô sáng bừng lên trong cuộc sống mới. Guồng máy lớn nhất của Thủ đô không những không chao đảo, hụt hẫng, gián đoạn, mà trái lại nó còn vận hành đều đều, trơn tru, chạy êm sau những cuộc chấn chỉnh, điều chỉnh cần thiết. Điều đó, chính điều đó đã minh chứng rằng tính đúng đắn của quyết sách, tầm nhìn rộng mở, khả năng điều hành, vận hành, ứng xử linh hoạt của lãnh đạo thành phố trước tình hình mới, điều kiện mới. Tất nhiên những công việc cũ trước đó vẫn còn, và việc quan trọng là sắp xếp hợp lý để khâu nào cũng không ách tắc. Trong cuộc cải cách rộng lớn trên quy mô toàn diện ấy, thật khó lòng mà kể ra cùng công việc ùn ứ từ các năm trước, những công việc mới phát sinh, mỗi việc mỗi tính chất, mỗi sắc thái, đều cho thấy sự bức thiết, nóng bỏng, cấp thiết, đòi hỏi phải xử lý nhanh, cấp tốc, kịp thời và đúng đắn. Song ai ai cũng kỳ vọng, dù khối lượng công việc khổng lồ, thì với bản lĩnh, trí tuệ, điểm tĩnh, cẩn trọng, lãnh đạo thành phố sẽ có những các xử lý tuyệt vời, để làm sao không có sự chậm trễ, dây dưa, thoái lui.

Một kỳ vọng lớn từ lòng dân, người ta dễ nhận thấy Hà Nội bao giờ cũng chú trọng đến việc đổi mới, cải tiến công tác lãnh đạo, lấy hiệu quả thực tế và sự đồng thuận trong xã hội trở thành thước đo chuẩn mực trong mọi công việc. Hẳn người ta còn nhớ rằng, trong những năm tháng nóng bỏng đó, thời điểm cực kỳ quan trọng dường như không dễ dàng chút nào khi phải điều chỉnh, khắc phục những công trình, những dự án không hợp lý. Đây như khách sạn SAS, đây là Trung tâm Thương mại 19-12, rồi Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên, xóa bỏ 110 dự án sân golf chiếm quá nhiều diện tích trồng lúa, thậm chí là buộc phải cưỡng chế, dỡ bỏ những công trình trái phép ở thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, công trình trái phép trên núi Chế, huyện Mỹ Đức, đây và còn đây nữa... Nhìn cách xử lý quyết đoán đó, người dân tin tưởng và ghi nhận sự quyết liệt của lãnh đạo thành phố trong những việc làm hướng đến lợi ịch hiệu quả và thiết thực. Đặc biệt một điều là, Hà Nội quyết không "bỏ qua" cho thói coi thường "kỷ cương, phép nước" - đó là một thông điệp hết sức rõ ràng, một slogan mạnh mẽ của lãnh đạo Hà Nội trong những năm qua và nhiều năm sau nữa. Có thể nói rằng, chính điều đó đã tạo dựng được niềm tin sâu sắc cũng như sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Một bước tiến lớn trong cuộc sống mới, đời sống mới của Thủ đô.

Trong lịch sử ngàn năm của mình, dường như chưa bao giờ và chưa khi nào, Thăng Long Hà Nội lại được chứng kiến một cuộc kiến tạo với khí thế mãnh liệt đến như thế. Từ đỉnh cao non ngàn mây trắng Ba Vì, từ các bản làng xa ngái hút tắp nhiều khi còn ngỡ ngàng khi hợp nhất về Hà Nội, cho đến các quận nội thành còn sót dấu làng quê, tất cả đang chuyển mình để kịp tiến vào vận hội mới. Cả Thủ đô như một đại công trường hăng say, những tòa nhà tháp đôi nhô lên trời sừng sững, những chiếc xe rập rịch ngày đêm sánh vai nhau xây dựng. Có một hơi nóng phả vào tiến độ của các công trình trọng điểm, có những gương mặt lao động vạm vỡ hăng say, cùng nhau tay nối tay, lòng chung lòng, hòa trong cái khí thế chung của trời đất để kịp hoàn thành đón chào Đại lễ như đang cùng thế nước bay lên. Ở nước ta, một thực tế là, chúng ta luôn khánh thành các công trình vào dịp lễ trọng đại. Một điều kỳ vọng là, tiến độ nhanh hơn, gấp hơn, nhưng chất lương tốt hơn luôn trở thành điều thách thức, đôi khi kết cục chưa hẳn đã là bức xúc. Có công trình vừa tưng bừng cắt băng khánh thành, chưa đưa vào sử dựng, đã có dấu hiệu xuống cấp. Chúng ta mong rằng không có những công trình, những hiện tượng nhức nhối ấy xảy ra trong tương lai. Đơn giản, những công trình này là tiêu biểu, trước hết là về mặt kiến trúc, độ bền vững, để xứng đáng với tầm vóc của Hà Nội. Đó là khát vọng là niềm tin và ước muốn sâu xa. Bởi, chúng nói lên phần trách nhiệm, là lòng tự trọng, thái độ, là danh dự, là niềm tự hào, là dấu ấn của thời đại chúng ta muốn xây dựng cho hậu thế.

Những ngày hội lớn non sông, bây giờ không chỉ là việc dốc sức xây dựng những công trình đồ sộ, nguy nga, kỳ công hơn, khó làm hơn là làm sao cải tạo xã hội đẹp hơn, đẹp hơn từ trong lòng mỗi người, đẹp từ tâm hồn, tính cách, trí tuệ. Phải làm sao cho Thăng Long - Tràng An không những là cái gì quá xa lạ, nó là thể hiện giản dị trong từng công việc cụ thể, trong các ứng xử văn minh, với cây cỏ, môi trường, cảnh quan, với văn hóa tham gia giao thông.

Đã hơn 10 năm qua đi kể từ cột mốc chói lọi 1000 năm ấy, đích đến thiết thực nhất mà chúng ta hướng đến luôn là xây dựng con người, là xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức xã hội trong từng người, từng nhà, từng nơi riêng, nơi chung, ngày càng vững hơn, sáng hơn, đẹp hơn. Điều ước muốn sâu xa là, chúng ta mong tinh hoa Thăng Long hòa quyện và thấm đẫm vào cuộc sống thường nhật của mỗi người dân Hà Nội, mọi công dân đều tự hào về Thủ đô rạng rỡ để điều chỉnh, cùng nhau xây đắp, vun bồi cuộc sống, uốn nắn lối sống, hành vi làm sao cho đẹp hơn, tốt hơn, nhân văn hơn không chỉ trong nước mà cả trong bè bạn quốc tế. Hà Nội là tính cách dân tộc. Hà Nội đại diện cho những gì ưu tú nhất của dân tộc, nói đến Hà Nội là nói đến tinh hoa của dân tộc từ nghìn xưa vọng lại. Nó không của riêng ai, nó hội kết, truyền tải, truyền phổ rộng rãi, trở thành một phẩm giá đặc biệt, là thuộc tính quý báu của dân tộc. Giá trị Hà Nội, tinh hoa Thăng Long không phải cái gì cất kín trong tủ hay tưng bày, tung hô quá sức lộng lẫy trong các bảo tàng, mà tất cả lấp lánh như những viên ngọc được mài rũa trong cuộc sống nhân văn Hà Nội hôm nay, trong từng con đường, góc phố, trong lòng người Hà Nội yêu dấu.

Mỗi ngày, một ngày, rồi lại một ngày qua đi, đêm cũng như ngày, Hà Nội vẫn nhộp nhịp tiến bước trong cái âm thầm phẳng lặng. Tháp Rùa - Hồ Gươm, biểu tượng thiêng liêng vẫn sáng rực muôn ngày, thấp thoáng là bóng cụ rùa lại nổi lên như muốn gửi gắm ước muốn từ nghìn thu vọng lại. Ngắm nhìn Hà Nội từ chiều dài, chiều rộng, chiều sâu, người ta vẫn thấy ẩn chứa giá trị tâm linh và tinh thần bất diệt, điều đó giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết ước muốn người xưa, không phải là ước lệ, là tượng trưng, là mơ hồ mà hiển hiển mồn một, sống động trong con mắt ta, trái tim ta, lay động đến khắc khoải cho Hà Nội như Hà Nội bây giờ.

Đất trời sắp sang xuân. Nhìn lại thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới này, chúng ta càng tin vào bản lĩnh Việt Nam và trí tuệ Việt Nam. Thủ đô muôn ngàn yêu dấu của nước Việt ngàn năm tỏa sáng. Có lẽ, đó là lúc, giấc mơ "hoá rồng" đang về từ những mạch nguồn rất thực!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Vũ Minh Phúc. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Khu Thập Tam Trại dấu tích thành Thăng Long
    Thập Tam Trại quận Ba Đình dấu tích của Thăng Long ngàn xưa. Chúng ta có thể khảo sát qua bản đồ, hiện vật khảo cổ, tục ngữ, ca dao, truyền thuyết và lễ hội.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • [Video] Hương sắc Quảng Phú Cầu
    Có tuổi đời hơn trăm năm, làng hương Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) đã trở thành điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đến Thủ đô Hà Nội. Đến với Quảng Phú Cầu là đến với những gam màu rực rỡ, đến với những người làm nghề thân thiện, hiền hòa. Mặc cho những biến đổi của đời sống xã hội, những thăng trầm của thời gian, người dân nơi đây vẫn gắn bó cùng nghề làm hương truyền thống ông cha để lại.
  • Quận Ba Đình xử lý kịp thời khắc phục các sự cố do bão 3 gây ra
    Theo báo cáo của UBND quận Ba Đình, tính đến 13h30 ngày 7/9, các sự cố do bão số 3 gây ra đã được quận Ba Đình xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
  • Cảnh báo lũ trên các sông khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá
    Ngày 7/9/2024, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia đã có thông tin cảnh báo về lũ trên các sông khu vực Bắc bộ và Thanh Hoá.
Đừng bỏ lỡ
Thăng Long - Hà Nội và giấc mơ "hoá rồng"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO