Những chuyến xe buýt Hà Nội

Đặng Thùy Tiên| 23/12/2022 11:49

Cháu ơi, bao giờ đến gần chợ Đồng Xuân thì cho bác xuống nhé; Em ơi, cho chị xuống điểm nào gần ga Hà Nội nhé; Anh ơi khi nào gần đến công viên Thủ Lệ thì gọi em nhé; ... Đó là những câu nói tôi thường nghe thấy mỗi lần lên xe buýt ở Hà Nội, và chính tôi cũng thường nhờ các nhân viên bán vé trên xe điều ấy, đáp lại có thể là một nụ cười, một cái gật đầu hoặc một câu "Yên tâm đi, gần tới điểm ấy cháu/ em/ anh sẽ gọi".

vinbus-xe-dien-cong-cong-dau-tien-chinh-thuc-lan-banh-tai-ha-noi(1).jpg

Những ngày đầu xuống Hà Nội chưa thông thạo đường xá, xe buýt luôn là lựa chọn tối ưu của tôi. Ngày đầu tiên tôi tan học vào buổi xế chiều của một ngày nắng nóng. Trước điểm bắt buýt của trường Đại học Quốc gia sinh viên đứng đợi xe ken đặc lại trên vỉa hè. Cứ mỗi lần tuyến xe 32 Giáp Bát - Nhổn tới, là một đoàn người ào ào đi lên, xe chật ních, một đứa quen với con đường thông thoáng của miền núi như tôi nhìn thấy mà sợ hãi. Suốt từ năm giờ chiều tới bảy giờ tối ngày hôm ấy, tôi không lên được chiếc xe buýt nào nên đành đi bộ về.

Tôi được các anh chị trong xóm chỉ cách bắt tuyến buýt 13 bến xe Kim Mã - Cổ Nhuế, điểm bắt xe buýt này ngay trước ngõ xóm tôi trọ, sau đó dừng tại điểm ở đường Hồ Tùng Mậu rồi đi bộ lên một đoạn là tới trường. Có một lần đi học về tôi bắt nhầm xe buýt (cũng là xe 13 nhưng là chiều đi lên bến xe Kim Mã), tôi không xuống xe vì sợ lạc đường nên đành ngồi tới cuối bến rồi chờ xe quay trở lại Nhổn. Dọc hai bên đường, những ngôi nhà, những hàng quán bắt đầu lên đèn, người và xe cộ đi lại lẫn vào với ánh sáng và cả một chút tối từ các bóng cây ven đường thả xuống, một khung cảnh thú vị, nhộn nhịp, gợi cho tôi một chút vui vẻ quên đi những muộn phiền của ngày hôm ấy.

Quê ngoại tôi ở gần thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa trước thuộc Hà Tây, bây giờ là ngoại thành của thành phố Hà Nội. Mỗi kỳ nghỉ lễ tôi không về được nhà, tôi thường bắt buýt về quê ngoại chơi. Có một lần vừa xuống khỏi xe buýt từ Vân Đình đi lên bến xe Mỹ Đình thì tôi gặp một chị dáng người nhỏ nhắn, chị bắt quen với tôi, nói chuyện rất tự nhiên, nghe chị nói ở cùng quê nữa nên tôi không đề phòng gì cả. Chị ấy xin số điện thoại rồi chị hứa giới thiệu cho tôi việc làm.

Sau một buổi hội thảo rất vui vẻ, tôi mất mấy trăm nghìn để làm thẻ hội viên, đặt cọc để tăng cấp. Sau đó vì tiếc số tiền đã đặt cọc tôi mất thêm hai triệu tiền mua một chiếc áo ngực nano cao cấp. Để có được số tiền ấy, tôi đã phải đi vay mượn bè bạn và giấu gia đình ăn mì tôm mấy tháng trời. Chị ấy bảo tôi giới thiệu thêm bè bạn thân thiết và người thân trong gia đình thì tôi sẽ lấy lại được tiền. Tôi chỉ dại một lần thôi, sao tôi nỡ lòng lừa đảo ai nữa, số tiền ấy là số tiền tôi mua một bài học cho tôi.

Lợi dụng sự đông đúc trên xe buýt, khi ấy nổi lên nhiều vấn nạn như cướp giật điện thoại, móc túi, quấy rối tình dục,... Chiếc túi xách đi học của tôi cũng ngang dọc vài vết rạch nhưng trong ấy ngoài sách ra thì chả có gì đáng giá. Gần đây tôi trở lại Hà Nội, trên xe buýt những hiện tượng này đã trở nên hiếm hoi đây là một điều may mắn cho những người đi xe buýt, trả lại môi trường lành mạnh, trong sạch cho Thủ đô.

Tuổi thanh xuân của tôi có khá nhiều cung bậc cảm xúc, lúc vui lúc buồn, chuyện gia đình, chuyện trường lớp, chuyện tình cảm chích bông,... trong một lần đi xe bus 01 Bến xe Gia Lâm - Bến xe Yên Nghĩa, đoạn chạy qua đường Nguyễn Trãi, tôi đang bồng bềnh với một gương mặt mang đầy tâm trạng. Xe hôm ấy đông, các hàng ghế đều đã có người ngồi, đa số học sinh, sinh viên đều phải đứng. Cách chỗ tôi đang đứng khoảng hai hàng ghế, về hướng đầu xe, có một cậu bé có gương mặt rất đẹp, tóc xoăn ngả màu nâu đất, trên tay cậu cầm những miếng táo đỏ au đẹp mắt. Khi chuẩn bị xuống xe, cậu ấy tiến lại đưa cho tôi một miếng táo và nói chị cầm lấy đi trong sự ngạc nhiên tột độ của tôi. Chỉ là một miếng táo thôi mà khiến tôi cảm thấy lòng mình ấm áp đến vậy, bao nhiêu nỗi buồn như tiêu biến đi đâu hết.

Trong một lần tôi về Hà Nội, cũng trên tuyến xe buýt 01, tôi quen một bạn phụ xe buýt và là bạn thân tới bây giờ. Bạn là người Hà Nội, ăn nói rất lịch sự, thân thiện. Xe buýt không chỉ là phương tiện đi lại công cộng, nó cũng là một nét văn hóa riêng biệt, sự ứng xử lịch thiệp giữa người với người trên xe buýt qua việc "tự động" nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, người tàn tật, phụ nữ có thai của học sinh, sinh viên, thanh niên. Xe buýt còn là kỉ niệm khó quên của những người từng có thời gian gắn bó với Hà Nội như tôi...

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Đặng Thuỳ Tiên. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội và những người bạn
    Sau thời gian học ở Hà Nội tôi về quê, và sau đó vì công việc nên cũng nhiều lần trở lại Hà Nội. Mỗi lần đến với Hà Nội tôi cũng đều có cảm giác quen thuộc, một thứ tình cảm lưu luyến như thương nhớ một quê hương thứ hai, nơi mình đã từng có tháng ngày gắn bó và có những kỉ niệm vui buồn...
(0) Bình luận
  • Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
    Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Vé không khứ hồi
    Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
  • Hà Nội mến thương
    Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Những chuyến xe buýt Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO