Ra Hà Nội, đãi bạn món canh cá ngạnh “lờ và lờ vờ”

Nguyễn Văn Công| 15/12/2022 18:26

Tôi có cậu bạn trong TP. Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng ra Thủ đô chơi. Để ghi dấu ấn ẩm thực Hà thành trong dạ dày cậu bạn, tôi đã “chót” tìm đến món canh cá ngạnh nấu với con lờ vờ. Từ đó, mỗi lần chuẩn bị ra đón cái rét xứ Bắc, cậu bạn tôi lại thả cho tôi một tin nhắn nũng nịu: “Lại mời tui món canh lờ vờ, rồi nghe tiếng sóng sông Hồng vỗ vào bờ nghen”.

anh-1(2).jpg
Con vờ sã cánh trên lá khoai nước

Để tôi kể cho bạn nghe về món canh vờ nhé. Bởi tôi biết còn nhiều bạn chưa từng ăn món này đâu, với riêng tôi thì canh vờ ngon thật tuyệt, xứng đáng là món thiết đãi bạn hiền ghé thăm Thủ đô.

Nói đến vờ, nhiều người sẽ nghĩ đó là một tính từ trong từ “vật vờ”, “lờ và lờ vờ” nhưng thực tế đó là một sinh vật sống trên triền đê các dòng sông giàu phù sa. Có lẽ từ tập tính bay lờ và lờ vờ của con vờ nên người ta đặt luôn tên cho nó và gọi tắt là con vờ.

Rồi từ đó, món canh vờ cá ngạnh mang đậm hồn quê đã xuất hiện ở nhiều làng quê, trong đó nổi bật đặc sản là ở làng Xâm Dương (xã Ninh Sở, Thường Tín).

Vờ như thứ “lộc trời” ban cho cư dân dọc đê sông Hồng, tuy nhiên không phải nơi đâu dọc triền đê cũng biết biến vờ thành món đặc sản. Từ xưa, người làng Xâm Dương đã nắm được tập tính của vờ để có thể bắt được chúng, đó là từ tháng Giêng cho đến tháng tư, đặc biệt là lúc hoa gạo nở đỏ rực vùng trời là lúc vờ hoạt động mạnh nhất.

Nhiều người có lẽ chưa biết con vờ trông hình dạng như nào, để tôi mô tả một chút nhé. Vờ trắng muốt, mỏng manh và rất mềm, có hai chiếc râu dài trên đầu, bụng như bụng sâu, cuối bụng mọc ra ba cái lông đuôi, hai mắt đen lồi to, trông qua chúng giống như dế choắt.

Cánh của vờ rất mỏng, mỏng đến nỗi nhìn xuyên thấu. Chúng chỉ có thể sống được vài tiếng sau khi tham gia “lễ hội tình yêu”. Kể cả lúc mới ngoi lên khỏi mặt đất chúng cũng chỉ bay kiểu lờ và lờ vờ.

Khi lúc mặt trời ló rạng, vờ trở nên yếu dần, chúng sà thấp xuống rồi rớt xuống đất một cách tự nhiên. Mỗi năm vờ chỉ sinh sản một lần, ban đầu từ ấu trùng rồi lớn lên ngang con chuồn chuồn, lột xác bay ra rồi lại tạm biệt dương thế, xác nổi trên mặt sông, thế là hết một đời vờ.

Vờ là loài ưa sống sạch, môi trường ô nhiễm thì chúng không thể tồn tại ngay lập tức nên ở đâu nhiều vờ chứng tỏ môi trường ở đó trong lành. Giá một cân vờ bình quân cũng bốn năm trăm nghìn, có mùa lên đến cả triệu đồng, cũng bõ cái công người dân dậy sớm, chịu sương lạnh để bắt chúng.

Canh vờ là món ăn rất phổ biến của người Xâm Dương, có thể ăn hàng ngày như nấu với rau hoặc canh cá. Tuy nhiên, để đưa canh vờ lên “đỉnh” thì phải đi với cá ngạnh, cũng là một loài cá đặc sản của cư dân sông Hồng. Hơn nữa, cá ngạnh lại kén cá tự nhiên chứ cá nuôi thì nhẽo thịt như ăn cá nheo, cá trê.

Cá ngạnh làm sạch rồi ướp muối, nghệ, tỏi, mẻ khoảng 20 phút cho gia vị thấm vào thịt rồi xào lên. Vờ được ướp tương tự rồi xào với thịt ba chỉ cho vàng ruộm. Rồi mang cả vờ và cá ngạnh trộn cùng một nồi, cho nước sôi vào đun, thêm chút dọc mùng, cà chua, hành lá ngon tới bến.

anh-2(1).jpg
Món canh vờ cá ngạnh

Mùi thơm của riềng, vị nghệ chan chát, độ béo của cá ngạnh và nhất là độ bùi của vờ hội tụ đủ trong bát canh vờ cá ngạnh. Rau sống thì chẳng thể thiếu tía tô, lá lốt và húng quế cho trọn vị. Còn nếu ăn dạng lẩu thì có thể thêm hoa chuối, rau ngải cứu, rau bầu tròn. Vờ nổi khắp nồi, ngậm hết mỡ lợn béo ngậy. Vờ nấu lá me, xào với rau muốn, rang tỏi, chả vờ hay sốt cà chua là các món thiên biến từ thứ lộc trời này.

Chỉ vậy thôi mà làm cậu bạn tôi “nghiện” canh vờ cá ngạnh và nghiện luôn cái lạnh Hà Nội và luôn tìm “cớ” ra thăm tôi để được tôi dẫn đi thưởng thức.

Ghé thăm Hà Nội, nhớ đừng quên món canh vờ cá ngạnh và thưởng gió phù sa sông Hồng nhé bạn tôi ơi!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Văn Công. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội mùa này mình bên nhau nhé!
    Hà Nội mùa này cô đơn thì phí lắm... Hà Nội tháng 10 làm con người ta cảm thấy yêu nhau say đắm trong tiết trời đang thổn thức của mùa thu với cơn gió heo may làm ta nhớ thương, mùi cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, hoa sữa nồng nàn theo bước chân ai?
(0) Bình luận
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Sơn Tây, một thoáng thành cổ
    Nằm dưới chân núi Tổ lại ở vị trí trung tâm của xứ Đoài, thành cổ Sơn Tây từng in dấu thời gian và trở thành một chứng nhân của lịch sử trong giai đoạn cuối của thời phong kiến và những năm tháng bi hùng kháng chiến chống Pháp của phe “chủ chiến” và phong trào cần vương trên mảnh đất xứ Đoài.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Ra Hà Nội, đãi bạn món canh cá ngạnh “lờ và lờ vờ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO