Hà Nội và tôi

Hoàng Thị Bích Loan| 11/12/2022 10:16

Tôi không phải là người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, cũng không có thời gian sống, học tập hay làm việc ở Hà Nội. Vậy mà tôi đã có một mối duyên thầm lặng, một tình cảm đặc biệt với thành phố đáng yêu này.

Hà Nội với tôi vốn dĩ là xa lạ, xa lạ bởi vì không quen biết, không có mối liên hệ nào khác. Tôi sinh ra và lớn lên ở miền quê Yên Bái. Tuổi thơ tôi nghèo khó, gia đình cũng toàn anh em họ hàng ở gần nên tôi cũng chưa từng được đi đâu xa ngoài tỉnh. Khi học xong cấp 3, tôi cũng không có điều kiện đi thi, hay học dưới Hà Nội như nhiều bạn mà chọn cho mình mái trường sư phạm tỉnh nhà. Rồi tôi ra trường, đi làm hợp đồng ròng rã 6 năm trời. Suốt những năm tháng bận bịu, ốm yếu và nghèo khó trói buộc con người nên tôi cũng chưa một lần bước chân về Hà Nội. Tôi thấy mình quê mùa quá đỗi. Và rồi, tôi cũng về với Hà Nội hào hoa.

12.jpg

Mẹ và con gái về thăm lăng Bác (Ảnh tác giả)

Lần ấy, tôi về Hà Nội để khám bệnh. Hành trình đường về như cơn ác mộng đối với tôi khi tôi say xe nôn đến cả chục lần, nằm bẹp hết một buổi chiều mới hết mệt. Vốn quen với không khí mát mẻ của miền núi nên tôi thấy sợ cái nóng hầm hập như vã lửa của ngày hè Hà Nội. Khí hậu gì mà nếu không có máy lạnh thì cựa người đã thấy túa mồ hôi. Hà Nội ba mươi sáu phố phường ồn ào, náo nhiệt, lạ lẫm với tôi mà chẳng có mấy thời gian để tìm hiểu, ngắm nhìn và kịp dành tình cảm cho Hà Nội. Tôi chỉ có chút thời gian vào thăm nơi ở của Bác, hoà vào "dòng người đi trong thương nhớ", kính cẩn nghiêng mình trước vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Tôi trở về quê, gần như là chạy nắng, chạy nóng Hà Nội. Kí ức trong tôi về Hà Nội ban đầu cũng chỉ ít ỏi vậy thôi.

15.jpg
Chùa Trấn Quốc-Ảnh Vũ Hiệp

Nhưng tôi có duyên để trở lại Hà Nội lần nữa. Là duyên. Chút duyên tình cờ từ một sự nhầm lẫn để tôi và anh biết nhau. Anh như cơn mưa đầu hạ tưới mát hồn tôi, đánh thức những vần thơ vụng về đã ngủ quên từ lâu trong lòng tôi. Tôi biết thêm về Hà Nội và yêu Hà Nội từ những vần thơ anh, tôi ngân nga bài hát về Hà Nội đã được phổ nhạc từ thơ anh. Một Hà Nội hoa sưa giăng trắng cả bầu trời, một Hà Nội Hồ Tây nắng chiều khắc khoải, dưới đáy hồ xanh giấu một nỗi mong chờ và Cổ Ngư kia vắng bước chân của tóc mây thuở nào, dẫu quen bỗng xa lạ, chênh chao... Hà Nội của anh đẹp và lãng mạn thế đó. Và khi lòng đổ vỡ, tôi đã về với Hà Nội của anh, rưng rưng đón nhận mấy tập thơ anh gửi tặng làm kỉ niệm. Tiếc là anh bận nên lỡ của tôi một chiều Hồ Tây lộng gió như đã hẹn. Anh nhắn nhủ: Lên Hồ Gươm nhớ ăn bún nhé, ngon lắm. Đúng rồi, bún phở Hà Nội ngon có tiếng mà, tôi nhất định phải thưởng thức chứ. Tôi bắt xe lên hồ Gươm từ sáng sớm tinh mơ, ngồi lặng lẽ ngắm hồ Gươm xanh yên ả, tận hưởng không khí mát mẻ đầu ngày hè. Tôi thích nhịp sống khoẻ khoắn, trẻ trung, yên bình của người dân bên bờ hồ buổi sớm mai, một chút chậm rãi, khoan thai để chuẩn bị bước vào một ngày làm việc hối hả chốn đô thành. Tôi thắp nén hương gửi chút thỉnh cầu nơi đền Ngọc Sơn, chụp cho mình một bức hình thật đẹp trên cây cầu Thê Húc "cong cong như con tôm" rồi gửi cho anh. Anh gửi lại mấy vần thơ mà tôi đã trân trọng giữ gìn như một kỉ niệm đẹp về anh và Hà Nội:

"Thê Húc nghiêng mình soi bóng

Mặt hồ phẳng lặng như tờ

Em cô gái từ miền ngược

Thênh thênh cõi thực cõi mơ."

14.jpg

Sen vào phố

Tôi, cô gái miền ngược dễ cảm, dễ buồn ấy cứ lặng lẽ một mình với Hà Nội vậy đó. Một tôi lặng lẽ với một Cổ Ngư xanh rợp bóng, thả một chú rùa nhỏ xíu xuống hồ Tây rộng lớn mà về sau tôi chợt nghĩ chẳng biết nó có làm hại gì cho tôm cá dưới hồ. Tôi lặng lẽ trong uy nghiêm, thanh tịnh của Trấn Quốc cổ xưa, nguyện cầu an yên, cho những xót đau, đổ vỡ trong lòng tan biến vào hư không...

Chẳng biết vì đã dần cảm mến thành phố xinh đẹp này hay vì con người tôi đơn giản và cởi mở quá mà trong cảm nhận của tôi, Hà Nội thân thiện, bao dung và đón nhận tất cả những người đến mưu sinh, gắn bó và ghé thăm. Cậu em có một thời là sinh viên đất Hà thành mà tôi kết nối qua chuyến tình nguyện vùng cao năm nào giờ ra trường đã ở lại gắn bó với thành phố khi trước nhắn nhủ rằng bao giờ có dịp về Hà Nội, chị ới em nhé. Nhớ lời nhắn của em, tôi cũng nhắn lại: Chị đang ở hồ Tây. Vậy là chốc lát, em tôi ra thật. Biết chị còn ngơ ngác, em nhiệt thành giới thiệu thêm về thành phố và bảo chị muốn đi đâu em đưa đi, chẳng mấy khi chị về được. Thế là em đưa tôi vòng vèo sang phủ Tây Hồ vãn cảnh và lễ mẫu, ghé qua đầm sen Tây Hồ bấy giờ đã vào cuối vụ, cũng chỉ còn lác đác vài đóa hồng lẫn trong tán lá xanh. Tôi nhớ câu thơ của Ý Nhi (Hồ Tây ai ngóng đợi/ Cùng đi hái sen hồng) mà lòng không khỏi ngẩn ngơ, tiếc nuối đành hẹn với hồ Tây một ngày sẽ trở lại trong ngan ngát hồng sen.

13.jpg
Em bé và sen Hồ Tây

Thế rồi tôi trở lại lần thứ ba, vẫn là giữa những ngày hè Hà Nội đầy nắng nhưng sen hồ Tây đương nở rộ, thơm ngát cả lòng người. Sen vào phố, e ấp mà kiêu sa trên xe anh bán rong nơi góc đường Âu Cơ. Một Hồ Gươm về đêm vẫn loang ánh đèn màu và Thê Húc màu son vẫn nghiêng mình ngóng đợi. Ở đây tôi có một người anh kết nghĩa là “Lãng tử phố Giảng”, người Hà Nội gốc phong trần, bùi bụi mà rất mực chân thành đã giới thiệu về Hà Nội thật tình, thật thơ bằng cả tình yêu tha thiết của mình đối với thành phố: Hà Nội đông về như chàng trai cô đơn/ Ngác ngác ngơ ngơ giấu nỗi buồn lên mắt/ Tiếng dương cầm vang trong đêm se sắt/ Hà Nội bồng bềnh trong một tiếng nhạc rơi... Anh đã nhắn nhủ tôi rằng: Em hứa rồi trong câu thơ chẳng nói/ Hà Nội chờ, phố và anh vẫn đợi/ Gọi lại mùa thương em theo gió cùng về. Biết tôi về, chàng lãng tử phố Giảng khi ấy còn bận bịu dưới quê nghe tin em gái vùng cao về thì vội vã chạy xe 30km trở lại thành phố để gặp em. Một già một trẻ ngơ ngác kiếm tìm bên Hồ Gươm tấp nập lúc đêm về. Một niềm thương dành cho người em gái nhỏ chân quê: Hà Nội về đêm thăm thẳm mặt hồ/ Ghế đá Hồ Gươm viết câu thơ trộm nhớ/ Hàng liễu rủ buông khi mùa gió trở/ Hà Nội em về, nỗi nhớ… về theo.

Tình cảm của những người bạn nơi đây đã dành cho tôi, những kỉ niệm đẹp đẽ về Hà Nội và tình yêu dành cho Hà Nội vẫn được tôi giữ gìn một cách trân trọng. Dù ở xa nhưng hằng ngày tôi vẫn có thể cảm nhận một Hà Nội đẹp đẽ, nên thơ trong những ca khúc của Phú Quang viết về Hà Nội, từ những bức hình của anh bạn nhiếp ảnh ghi lại khoảnh khắc của Hồ Tây những khi hoàng hôn buông, Trấn Quốc uy nghiêm, tháp cổ rêu phong mặc trầm, những con đường mùa thay lá, mười hai mùa hoa thay nhau vào phố... Tôi ước mong Hà Nội sẽ có thêm nhiều cây xanh để bầu không khí bớt ô nhiễm, dịu bớt cái oi nóng mùa hè, những di tích, danh thắng được giữ gìn thật tốt... để thành phố này đẹp hơn đúng như cái tên gọi “Hà Nội - Thành phố vì hòa bình”.

Hai năm dịch Covid-19, tôi lỡ hẹn với Hà Nội, hè năm nay tôi lại lỡ tiếp. Tôi nhớ da diết, mong về thăm lại một Hà Nội hào hoa còn nhiều lạ lẫm, một Hà Nội nên thơ và chân thành. Tôi nợ Hà Nội hay Hà Nội còn nợ tôi một dịp về cuối thu, đầu đông để được đắm mình trong hoàng hôn tráng lệ của Hồ Tây bên Quảng Bá, lang thang giữa chợ Hoa đêm thơm ngát, rực rỡ sắc màu các loại hoa, trên cây cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, trên những con đường lá trút hao vàng, thưởng thức món ăn và hòa mình vào cái tấp nập của phố cổ lúc lên đèn... Và tôi biết: Hà Nội vẫn chờ, phố thì vẫn đợi, gọi lại mùa thương em theo gió cùng về.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Hoàng Thị Bích Loan. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Dễ gì quên, ơi Hà Nội mến thương!
    Ra Hà Nội chơi nhé! Hà Nội mùa này đẹp lắm! Lời mời gọi của bạn bè khiến lòng tôi náo nức, xôn xao. Đã lâu rồi tôi chưa về thăm lại Hà thành xưa nhưng những kỷ niệm về Hà Nội, về thành phố tôi một lần đến cứ sống mãi trong lòng.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội khám phá tinh hoa di sản kiến trúc Hà Nội
    Trên những tuyến phố như Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… của quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… “check-in”. Tuy nhiên, những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên ấy không phải đều mở cửa thường xuyên để đón khách. Với mong muốn tạo cơ hội cho công chúng khám phá “tuyến đường di sản này”, Ban Tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã xây dựng một tour khám phá tinh hoa di sản kiến trúc. Đây sẽ là dịp để công chúng vừa được “chạm” vào quá khứ, vừa được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật, thỏa mãn mỹ cảm của nhiều giác quan.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • [Podcast] Chính sách vượt trội phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng đối với Hà Nội
    Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Để thành phố Hà Nội hiện thực hóa nhiệm vụ này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có chính sách vượt trội để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) cho Hà Nội.
  • Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia
    Chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ 13...
  • Bắc Bộ chính thức đón không khí lạnh
    Dự báo, chiều tối và đêm nay 22/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi Đông Bắc bộ...
Đừng bỏ lỡ
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi thọ, nhưng chủ yếu là người hiền đức thế nào thì mới được đặc ân như thế!”.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Khởi công vở tuồng lịch sử “Đoạn Thâm Tình”
    “Đoạn thâm tình” kể về những năm cuối cùng thời vua Lê Hiền Tông và hai năm đầu thời vua Lê Chiêu Thống. Vở diễn do Đoàn nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng.
  • Quảng bá các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
  • Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội
    Đây là hoạt động trong Chương trình “Biển, đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • [Infographic] 4 giải pháp thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội đến 2025
    Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch này, UBND Thành phố Hà Nội đặt ra 4 giải pháp, qua đó bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô vì sự phát triển bền vững của đất nước, thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội.
  • “Đoài Melody” thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, lan tỏa sự giao thoa văn hóa xứ Đoài với Thăng Long – Hà Nội
    “Đoài Melody” – chương trình hòa nhạc đặc biệt được Thị xã Sơn Tây tổ chức tối 19/10 tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, đã thu hút hàng nghìn khán giả, qua đó khơi dậy nguồn lực phát triển du lịch văn hóa, góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa Thành phố Hà Nội nói chung phát triển.
  • Gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024
    Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/10 đến ngày 15/11 tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ.
Hà Nội và tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO