Hà Nội trong mắt tôi

Bùi Duy Phong| 05/12/2022 06:00

Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn vật luôn là đề tài bất tận của sáng tạo nghệ thuật. Với tôi từ khi còn là một cậu bé đã yêu thành phố này bằng cách của riêng mình. Tôi yêu Hà Nội qua âm nhạc. Những con phố, tên đường, địa danh nơi đây đã trở nên quá đỗi gần gũi, thân thương dù bản thân ngày xưa ấy chưa một lần được đặt chân đến. Chính âm nhạc là phương tiện chuyên chở sự mến yêu của ta đến nơi phương xa và nó cũng là những viên gạch từng ngày xây nên ngọn tháp tình yêu của mình với Hà Nội.

tranh-pho-co-ha-noi-dep-cuon-hut-trong-tung-chi-tiet(1).jpg
Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn vật luôn là đề tài bất tận của sáng tạo nghệ thuật (Ảnh minh hoạ)

Ở bất cứ nơi đâu ta cũng có thể nghe những âm thanh tuyệt vời về Hà Nội dầu có cách xa hàng vạn dặm. Những giai điệu bi hùng tráng, những khúc ca lãng mạn, những ca từ mượt mà về thành phố yêu thương này cứ vang lên khắp nơi. Nhịp đập của trái tim cả nước, hơi thở của xứ hào hoa đã được truyền tải đi bởi âm nhạc. Không nơi nào trên khắp Việt Nam mà có thể làm cho bao nhạc sĩ thổn thức nhiều như Thủ đô yêu dấu. Họ trải lòng mình ra với phố phường, với đất trời và con người Hà Nội. Âm nhạc và thơ ca đã là một phần không thể tách rời của mảnh đất kinh kỳ. Dường như mỗi lần chạm vào miền nhung nhớ ấy, các nhạc sĩ bật ra thành bao thanh âm tuyệt diệu để mỗi con người Việt Nam dù có ở nơi nào cũng có thể ngân nga đôi câu, có thể lắng nghe những giai điệu ngọt ngào, da diết.

Với lớp người sinh ra trong đạn lửa chiến tranh như tôi, những khúc tráng ca về Hà Nội luôn để lại trong lòng mình niềm tự hào về truyền thồng đánh giặc giữ nước. Trong cái đầu non nớt lúc cắp sách đến trường khi quê hương vừa im tiếng súng, Hà Nội là một nơi nào đó uy nghi, hào hùng ở phương Bắc mà tôi bắt gặp qua từng trang sách, nghe từ những bài hát qua chiếc đài radio của gia đình. Chúng tôi khi ấy thả trí tưởng tượng của mình về thành phố bên bờ sông Hồng theo cách của riêng mình vì có đứa nào được đến nơi ấy bao giờ đâu. Với tôi, một kẻ yêu âm nhạc lại tưởng tượng Hà Nội qua những khúc tráng ca mà hàng ngày khi ấy vẫn thường nghe trên đài Tiếng nói Việt Nam. Những âm thanh trầm hùng, chậm rãi của dàn đàn dây violon dẫn dắt ta vào bài hát “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi với phố phường Thủ đô trong những ngày toàn quốc kháng chiến. Những Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây, Đông Đô bắt đầu rùng rùng khói lửa vào cuộc trường chinh đánh giặc. Giai điệu êm dịu rồi tiết tấu bừng bừng khí thế rồi lại dìu dặt làm thằng bé con như tôi lúc ấy thổn thức theo từng câu từ. Một Hà Nội đang rộn ràng vào cuộc kháng chiến với những cửa đầu ô gánh gồng, với Hàng Đào ríu rít, Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai và bóng đoàn quân đi trong tiếng cuồn cuộn của Hồng Hà. Hà Nội của những ngày chống Pháp sục sôi cứ mãi chảy trong tôi bằng những giai điệu tự hào như thế. Những bài học lịch sử thêm sinh động hơn qua tiết tấu khoan thai của “Hà Nội niềm tin và hy vọng”. Phan Nhân đã phác họa nên một Hà Nội oai nghiêm trong những ngày chống chọi với pháo đài bay mà chính ông là người trong cuộc. Dẫu trong khói lửa đạn bom nó vẫn hào hoa, thanh lịch như hàng ngàn năm vốn có của đất và người Tràng An. Trong những khúc tráng ca về Thủ đô thân yêu, tôi thích “Hướng về Hà Nội” từ thuở nhỏ và vẫn thường ngân nga nó cho đến tận bây giờ. Tiếng gọi Hà Nội ơi cứ lặp đi lặp lại một cách da diết, nhung nhớ khi mà nhạc sĩ Hoàng Dương mãi trong tâm trạng ngóng trông về. Rất nhiều ca sĩ thể hiện ca khúc này nhưng riêng tôi lại thích Hồng Nhung hát. Mỗi khi ca sĩ cất giọng, tôi luôn có một niềm xúc cảm mãnh liệt dành cho Thủ đô. Tiếng vĩ cầm dặt dìu theo giai điệu, ca từ làm người nghe từ phương xa cứ nhớ thương Hà Nội trong những ngày khói lửa binh đao. Chờ đến một ngày lửa khói lặng chìm và hồng tươi hoa lá để trở về Hà Nội cho thỏa nỗi nhớ tơi bời. Trong một hội thi tiếng hát hay lúc còn là sinh viên cách đây đã hơn ba mươi năm, tôi đệm đàn guitar cho cô bạn gái thể hiện ca khúc “Nhớ về Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Hai chúng tôi đứng trên sân khấu mà như lạc giữa Hà Nội khi bài hát đưa ta đi qua những dãy phố thâm nghiêm, công viên rợp bóng cây, con đê thành lối xe... Chính ca từ của bài hát này mà khi ra Hà Nội lần đầu tiên, tôi đã nhờ đứa bạn đưa ngay đến đường Nguyễn Du để cảm nhận ngạt ngào hương hoa sữa nơi này lúc vừa xuống tàu hỏa. Tôi đi giữa phố phường Hà Nội mà nghe dậy lên một niềm xúc cảm khó tả. Hồ Gươm xanh thắm với tháp rùa nghiêng soi bóng trong câu hát như níu kéo bước chân người lữ khách lần đầu đến với Thủ đô một thời đạn bom, một thời hòa bình.

Hà Nội hào hoa qua những khúc tráng ca bấy nhiêu thì cũng nên thơ và lãng mạn bấy nhiêu qua những ca khúc trữ tình mà nhiều nhạc sĩ đã viết về nó. Chính những ca khúc ấy đã làm tôi nghĩ rằng Hà Nội không giống bất kỳ thành phố nào mà mình đã đi qua trước những lần được ghé thăm thực sự. Trong số nhiều bài hát ấy, Phú Quang có lẽ làm người nghe đắm say Hà Nội nhất. Tôi đã từng nghĩ rằng Phú Quang là của Hà Nội và Hà Nội là của Phú Quang. Trong “Em ơi Hà Nội phố”, người nhạc sĩ tài hoa này đã vẽ bức tranh thủy mặc, cổ kính, rêu phong về phố phường Hà Nội để một người phương xa như tôi mỗi khi cất lời lại cứ muốn bay ra tận ngoài ấy lang thang trên phố mà nghe mùi hoa sữa, hoàng lan vờn lên tóc ai xõa vai mềm. Phố xá lãng mạn ngay cả trong bom đạn ta vẫn được nghe tiếng dương cầm trong căn nhà đổ, tiếng chuông nhà thờ vẫn ngân vang. Một Hà Nội trầm mặc phủ một màu xám ngắt trong một ca khúc phổ thơ hay đến như vậy. Bất kỳ ai sinh ra và lớn lên nơi thành phố này khi đi xa đều mang theo những nhung nhớ và với âm nhạc nỗi nhớ ấy được thốt lên bằng những giai điệu, bằng những ca từ nên thơ. Nhạc sĩ Lê Vinh trong “Hà Nội và tôi” có những ngày lang thang nhớ ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhớ tiếng thở than của sông Hồng cùng biết bao kỷ niệm luôn khắc khoải nơi trái tim. Hay như Anh Bằng trong “Nỗi lòng người đi”, nỗi nhớ người con gái Hà Nội có đôi tay ngọc ngà đứng ven hồ khua nước tạo nên một ca khúc quá trữ tình. Với âm giai trưởng và tiết tấu nhẹ nhàng, người nhạc sĩ thả nỗi lòng của mình với người em gái đất Thăng Long sao ngọt ngào quá đỗi. Mỗi khi nghe nó, tôi ước được đến nơi này để gặp gỡ những con người Tràng An thanh lịch, hào hoa. Đất và người nơi Thủ đô ngàn năm văn hiến đẹp và nên thơ đến lạ trong các ca khúc viết về nó làm tôi vẫn thường ngẩn ngơ mỗi khi nghe, mỗi khi ôm đàn cất giọng. Chính những ca khúc trữ tình ấy đã làm nơi đây đẹp hơn trong con mắt của những người đam mê âm nhạc.

Quê tôi chỉ có hai mùa mưa nắng nên tôi thầm mong một ngày nào đó ra Hà Nội để được cảm nhận tiết trời theo từng mùa. Cái đẹp của thiên nhiên nơi bốn mùa rõ rệt làm khát khao trong mình cứ trỗi dậy mỗi khi nghe nhạc. Tôi ước được đứng giữa trời thu Hà Nội mà ngắm những xe hoa cúc chầm chậm qua phố. Được ngồi vỉa hè thưởng thức món cốm xanh gói trong chiếc lá sen. Được đứng nơi Hồ Tây chiều thu xem bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời như Trịnh Công Sơn đã viết trong “Nhớ mùa thu Hà Nội”. Mỗi khi những con phố thoảng hương hoa sữa, những chiếc lá lìa cành rơi vàng lúc tháng tám, thu đã đến tự bao giờ làm xôn xang lòng người để ta chợt ngẩng đầu mà hỏi “Có phải em mùa thu Hà Nội?” - Trần Quang Lộc. Hay cứ mãi mê thu cho đến lúc gió mùa đông bắc se lòng mà không kịp về với mùa đông khi mùa thu cây cầu đã gãy trong “Nỗi nhớ mùa đông” của Phú Quang. Tôi ước ao được lang thang trên những con đường Hà Nội về đêm để nghe cành me thì thầm, nghe sấu rụng ngõ vắng, nghe tiếng ve râm rang suốt đêm hè lúc “Hà Nội đêm trở gió” - Trọng Đài. Có những lúc lại mê được đón xuân trên đất bắc để được chìm trong muôn sắc hoa nơi cánh đồng làng ven đê như Ngọc Khuê đã viết trong “Mùa xuân làng lúa làng hoa”. Mùa nào cũng đẹp, cũng nên thơ trong các ca khúc khiến bất kỳ ai nghe cũng muốn một lần trong đời được cái rét buốt của mùa đông vờn lên da thịt, được hít hà hương thu hay đắm chìm trong sắc xuân Hà Nội.

Những câu hát, những thanh âm, những giai điệu ngọt ngào hàng ngày vẫn đưa tôi về Hà Nội để trong mắt một kẻ cách xa luôn hướng về trái tim của tổ quốc mình. Trái tim ấy vẫn mãi chảy những dòng tự hào, trữ tình, lãng mạn làm đắm say bao lớp người và mỗi khi nghe ta lại một mình mà thốt lên rằng Hà Nội ơi luôn trong trái tim ta.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Bùi Duy Phong. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Bản nhạc êm đềm có tên là Hà Nội
    Mười tám tuổi, lần đầu đến Thủ đô vào một ngày mùa hè, Hà Nội năm đó (1992) khác xa Hà Nội bây giờ nhưng những nét văn hóa truyền thồng thì vẫn không khác nhiều. Tôi được đi dạo những nơi mà nhiều bạn cùng trang lứa ở quê hương phải hàng chục năm sau mới có được.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Từ 1/1/2025, xe kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm
    Xe kinh doanh vận tải chở trẻ mầm non và học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe, có biển báo dấu hiệu nhận biết đặt ở mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ.
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội trong mắt tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO