Thăng Long – Hà Nội

[Podcast] Đền Voi Phục – Dấu ấn lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội
Đặt chân đến Thủ đô Hà Nội - nơi từng viên gạch, từng mái đình, từng cổng làng đều mang theo hơi thở của lịch sử hơn một nghìn năm. Cho đến ngày nay, giữa lòng Thành phố Sáng tạo của UNESCO đầy nhộn nhịp, vẫn có những nơi như đền Voi Phục thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình như nằm ngoài dòng chảy của thời gian, nơi mà quá khứ và hiện tại giao thoa trong từng nếp rêu phong.
  • Xứng danh Thủ đô anh hùng
    Trong chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, do vị trí và vai trò của Thăng Long - Hà Nội rất quan trọng nên kẻ xâm lược đã nhiều lần tấn công nhằm đánh chiếm mảnh đất này. Cũng đã bấy nhiêu lần quân dân Thủ đô anh dũng vươn lên, phát huy truyền thống cha ông, cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng trong chiến đấu, bảo vệ sự sống còn của Thăng Long - Hà Nội, trái tim của Tổ quốc.
  • [Podcast] Đình Dục Tú – Khắc họa bề dày lịch sử của Thăng Long - Hà Nội
    Đình Dục Tú tọa lạc ở thôn Dục Tú, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội vốn là vùng đất sinh sống của người Việt cổ, Dục Tú đã được ca ngợi là “Dục chung anh - Tú hải hà” với nghĩa “Nuôi khí thiêng để làm đẹp sông biển”, là mảnh đất có bề dày lịch sử hàng thiên niên kỷ với truyền thống văn hóa đẹp đẽ của xứ Kinh Bắc.
  • [Podcast] Chùa Đậu – “Đệ nhất danh lam” Thăng Long – Hà Nội
    Hà Nội với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử đã bồi đắp, hội tụ các giá trị văn hóa, đồng thời Thủ đô là nơi hiện diện nhiều di tích thắng cảnh đền, chùa nổi tiếng linh thiêng. Mỗi ngôi chùa ở Hà Nội dù lớn hay nhỏ đều chứa đựng một câu chuyện và ý nghĩa riêng. Và Chùa Đậu nơi được phong là “đệ nhất danh lam” đất Kinh kỳ, là một quần thể kiến trúc đặc biệt mang nhiều những nét nghệ thuật của các vương triều theo dòng thời gian của lịch sử dân tộc, đã đánh dấu một bước phát triển của tín ngưỡng văn hóa dân gian, đồng thời đây được coi là 1 kiến trúc lớn còn giữ được nhiều dấu vết nghệ thuật của nhiều giai đoạn lịch sử Lý - Trần – Lê - Nguyễn.
  • Rộn rã chèo xuân
    Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp chốn Thăng Long - Hà Nội lại rộn ràng những khúc chèo của cha ông. Những làn điệu chèo cổ như du xuân, dương xuân, lới lơ, cách cú, đò đưa, hát đúm, nón thúng quai thao… nối tiếp ngân vang trong lời mới mừng đất nước chuyển mình bước vào vận hội mới. Những trích đoạn chèo cổ, vở diễn được các nhà hát rộn ràng sáng đèn mời gọi bao bước chân dập dìu tìm về và đắm mình trong di sản nghệ thuật ngàn năm.
  • [Podcast] “Chơi chữ” ngày Tết – Nét đẹp văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Những câu đối treo trong ngày Tết thường mang ý nghĩa tốt đẹp và đôi khi nhắc nhở mỗi chúng ta về những điều tốt đẹp, về đạo đức, về lối sống, về cách hành xử hàng ngày. Đó còn là ý nghĩa thể hiện ước mơ, mong ước một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, thành công, tấn tài tấn lộc.
  • Đảm bảo an toàn giao thông để “Rực rỡ Thăng Long 2025” tỏa sáng đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ
    Để đảm bảo chức chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” diễn ra thành công tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vào tối 28/1 (đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ), Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ tổ chức sự kiện đặc biệt này.
  • Những phát hiện mới giúp nhận diện rõ Chính điện Kính Thiên
    Các nhà khoa học tiếp tục có nhiều phát hiện quan trọng để làm rõ hơn không gian Chính điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Đây được xem là những kết quả khảo cổ học nổi bật trong năm 2024.
  • Hà Nội chuẩn bị có tuyến đường nối vành đai 3,5 vào KCN Nam Thăng Long
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6681/QĐ-UBND phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường nối từ đường vào khu công nghiệp Nam Thăng Long đến đường Vành đai 3.5, tỷ lệ 1/500 tại các phường Thụy Phương, Liên Mạc, Tây Tựu, Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, được Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định.
  • [Video] Làng nghề dát vàng nức tiếng trời Nam của Thăng Long - Hà Nội
    Có lịch sử hình thành từ thời Hậu Lê, các sản phẩm của làng Kiêu Kỵ vẫn đầy sức sống bởi gắn liền với một phần văn hóa Việt từ quá khứ đến hiện tại. Trong bối cảnh công nghiệp hóa ngày càng phát triển, nghề quỳ vàng, quỳ bạc tại làng nghề Kiêu Kỵ (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) vẫn có được chỗ đứng vững chắc bởi nét độc đáo của một nghề thủ công mà công nghiệp hóa không thể nào thay thế.
  • Thăng Long - Hà Nội là trái tim, khối óc của cả nước trong nhiều cuộc chiến chống giặc ngoại xâm
    Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hoàng Nhiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam) khẳng định, với vai trò trung tâm chính trị quốc gia, Thăng Long - Hà Nội là trái tim, khối óc của cả nước, giữ vai trò lãnh đạo trong nhiều cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc.
  • Phát huy bản sắc văn hoá của Thăng Long – Hà Nội trong xây dựng tiêu chí, chuẩn mực con người Thủ đô thời kỳ mới
    Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim của cả nước. Năm 2020, Thủ đô Hà Nội tròn 1010 tuổi, được thế giới biết đến là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hoà bình, Thành phố sáng tạo.
  • Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền thống Thăng Long – Hà Nội
    Tối 14/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ đã diễn ra Chương trình biểu diễn “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền thống Thăng Long – Hà Nội năm 2024” do Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội tổ chức.
  • [Podcast] Đền Đồng Cổ - Di tích gắn liền với hội thề “Trung hiếu” độc đáo của Thăng Long - Hà Nội
    Đền Đồng Cổ được xây dựng từ thời nhà Lý vào năm 1028. Đền ở Thôn Nam, phường Yên Thái, huyện Quảng Đức, thành Thăng Long, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, đây cũng là dấu tích còn sót lại của 1 trong 8 cảnh đẹp quanh Hồ Tây được nhắc tới trong Thăng Long bát cảnh. Ngày nay, lễ hội đền Đồng Cổ ở Hà Nội được tổ chức vào ngày 4 tháng 4 Âm lịch, đã mô phỏng lại hội thề lịch sử năm xưa...
  • Giáo sư Trần Quốc Vượng với văn nghệ dân gian Thăng Long - Hà Nội
    Sáng 25/10, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học "Giáo sư Trần Quốc Vượng với văn nghệ dân gian Thăng Long - Hà Nội”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các học trò một thời của cố giáo sư cùng đông đảo hội viên trong hội.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm: Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi
  • “Đoài Melody” thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, lan tỏa sự giao thoa văn hóa xứ Đoài với Thăng Long – Hà Nội
    “Đoài Melody” – chương trình hòa nhạc đặc biệt được Thị xã Sơn Tây tổ chức tối 19/10 tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, đã thu hút hàng nghìn khán giả, qua đó khơi dậy nguồn lực phát triển du lịch văn hóa, góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa Thành phố Hà Nội nói chung phát triển.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Mấy đặc trưng trong thơ Thăng Long - Hà Nội
    Để xác định những khác biệt của thơ Hà Nội so với thơ các địa phương khác cần nhìn lại cả quá trình phát triển của thơ từ thuở lập kinh đô, phải tính đến những tác phẩm không chỉ của những nhà thơ sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, mà còn của những nhà thơ từ những vùng quê khác về sống ở Thăng Long. Và chính họ, những nhà thơ bị (hoặc được) phong cách sống, phong cách thơ của Hà Nội đồng hóa, vốn đông đảo hơn các nhà thơ nguyên quán Hà Nội, đã đóng góp nhiều hơn để tạo nên phong cách trữ tình cho thơ đất đế đô.
  • Hà Nội xứng tầm trung tâm văn hóa của cả nước
    Nhìn lại chặng đường phát triển văn hóa 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội, cho rằng, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật và những thành tựu này đã đưa Thủ đô Hà Nội từng bước trở thành trung tâm văn hóa cả nước.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO