Văn hóa – Di sản

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền thống Thăng Long – Hà Nội

Đình Thế 15/12/2024 11:37

Tối 14/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ đã diễn ra Chương trình biểu diễn “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền thống Thăng Long – Hà Nội năm 2024” do Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội tổ chức.

ae3ffbd51495a9cbf084.jpg
NSND Nguyễn Ngọc Anh – Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội phát biểu khai mạc.

Phát biểu tại chương trình, NSND Nguyễn Ngọc Anh – Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội cho biết, trải qua thăng trầm thời gian, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Thăng Long - Hà Nội, trong đó, Nghệ thuật múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội đã và đang mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất.

“Thực tế nhiều năm qua cho thấy quá trình đô thị hóa, quá trình giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và những tác động không nhỏ từ mặt trái của nền kinh tế thị trường như hiện tượng thương mại hóa lễ hội, sân khấu hóa các loại hình văn hóa phi vật thể nói chung và Nghệ thuật múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội nói riêng đã làm mất đi môi trường diễn xướng truyền thông

Không ít các điệu múa bị mất đi giá trị lịch sử và văn hóa dược biểu hiện qua tính nguyên sơ, mộc mạc và chất phác vốn có; tạo nên những áp lực mới cho công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị trưởng tổn của di sản”, NSND Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ.

acdadf3030708d2ed461.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội và NSND Nguyễn Ngọc Anh - Chủ tịch Hội nghệ sĩ múa Hà Nội tặng hoa các đội tham gia biểu diễn.

NSND Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh, đây là một thực trạng đáng báo động khi không gian văn hóa, nơi sinh thành, nuôi dưỡng, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống bị thu hẹp, pha loãng, không đủ sức bảo vệ sự tồn tại và phát huy những giá trị cốt lõi nếu không được quan tâm đúng mức.

UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Đề Án “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội” là niềm vui lớn đối với những người có tinh thần trách nhiệm, có tình yêu và niềm đam mê với công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội.

Đây cũng là niềm mong chờ của nhiều nghệ nhân dân gian trong các quận, huyện nội ngoại thành Hà Nội, những người tâm huyết, đam mê, trong nhiều năm qua đang cố gắng giữ nghề, truyền dậy bằng tinh thần trách nhiệm, bằng ngọn lửa nhiệt huyết để bảo tồn và phát huy di sản múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội quý giá cha ông ta để lại.

4d1d1ef3f1b34ced15a2.jpg
Múa trống bồng tại làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) - một trong những điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội còn được duy trì.
aa13a3f44cb4f1eaa8a5.jpg
d4dca5304a70f72eae61.jpg
Các tiết mục múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội.

NSND Nguyễn Ngọc Anh hy vọng một ngày không xa, từ kho tàng vô giá các điệu múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội ngày càng được sưu tầm, phục dựng và phát triển nhiều hơn nữa.

Để làm được điều đó, NSND Nguyễn Ngọc Anh mong muốn tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố, lãnh đạo Sở và cơ quan ban, ngành, các nhà nguyên cứu, các nghệ nhân dân gian cần phải nỗ nực, tâm huyết hơn trong công tác nghiên cứu, phục dựng, truyền dậy, biểu diễn, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại để phát triển nghệ thuật múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện nay./.

Bài liên quan
  • Bài 2: Phục dựng và lan tỏa múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội
    Múa cổ là loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong các lễ hội dân gian của Hà Nội, bởi nó hàm chứa ý nghĩa lịch sử, văn hóa của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, loại hình nghệ thuật này đã góp phần tạo thành mạch nguồn văn hóa đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội. Việc nhận diện, bảo tồn và lan tỏa các điệu múa cổ là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng để giữ gìn nét đẹp riêng có của mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm 21 tác phẩm hội họa quý của vua Hàm Nghi ở điện Kiến Trung
    Các tác phẩm hội hoạ quý của vua Hàm Nghi đang được trưng bày tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế) và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • [Podcast] Hà Nội – Thơ mộng và tinh khôi mùa hoa sưa
    Những ngày cuối tháng 3, dạo một vòng thành phố Hà Nội ngàn năm tuổi, ngẩng đầu lên bầu trời, nhận ra hoa sưa đã về từ khi nào trên từng con đường quen. Nếu mình để ý một chút, sẽ nhận ra cái màu trắng tinh khôi của hoa sưa nổi bật cả một con phố, sẽ thấy những con đường ngập trắng mùa hoa rụng, sẽ thấy thành phố đi qua mấy mươi mùa hoa bỗng hoá thật là nên thơ. Đâu đó lời ca “Tháng ba bất chợt một ngày, trắng tinh hoa sưa về đây” trong bài hát “Hà Nội 12 mùa hoa” của nhạc sĩ Giáng Son ngân lên càng khiến
  • Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Mắt thành phố Hà Nội
    UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1743/QĐ-UBND ngày 26/3 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Mắt thành phố Hà Nội. Địa điểm: phường Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
  • Bất động sản vùng ven Hà Nội: Cơ hội đầu tư từ sự phát triển khu công nghiệp
    Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Thủ đô. Phân khúc này không chỉ mang lại tiềm năng sinh lợi cao mà còn có nhiều ưu điểm về tính ổn định và khả năng phát triển trong tương lai.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền thống Thăng Long – Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO