Hoạt động hội

Giáo sư Trần Quốc Vượng với văn nghệ dân gian Thăng Long - Hà Nội

Thụy Phương 25/10/2024 17:10

Sáng 25/10, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học "Giáo sư Trần Quốc Vượng với văn nghệ dân gian Thăng Long - Hà Nội”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các học trò một thời của cố giáo sư cùng đông đảo hội viên trong hội.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Trần Thị An – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội nhấn mạnh: "GS.Trần Quốc Vượng (1934-2005) không chỉ nổi danh với tư cách một nhà sử học mang tầm cỡ thế giới mà còn là một nhà Thăng Long học theo nhiều khía cạnh của danh xưng này. Với kiến thức thâm sâu về mảnh đất địa linh nhân kiệt Thăng Long – Hà Nội, với một tình yêu sâu sắc với nơi chốn mà ông đã gắn bó cả cuộc đời mình, GS. Trần Quốc Vượng chẳng những có nhiều công trình nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội mà còn là người có sự gắn bó sâu sắc, có nhiều đóng góp lớn cho sự hình thành và phát triển của Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội".

hoi-thao-3.jpg
PGS.TS Trần Thị An – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội phát biểu tại hội thảo.

Với tư cách là nhà nghiên cứu, GS.Trần Quốc Vượng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên ngành và đa ngành về Hà Nội, thể hiện ở các góc nhìn sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn hóa học… Nhiều công trình trong số đó là những nghiên cứu kinh điển, là sách gối đầu giường cho nhiều thế hệ nghiên cứu sau ông về Thăng Long – Hà Nội.

“Là Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội hàng thập niên, GS. Trần Quốc Vượng đã dẫn dắt, truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu sưu tầm văn hóa, văn nghệ dân gian Hà Nội. Ông luôn nỗ lực không mệt mỏi để truy tầm các vỉa tầng văn hóa, bóc tách các lớp lịch sử, giải mã các trầm tích ý nghĩa ẩn tàng trong nhiều chứng tích ít ỏi còn lại sau các lớp dày đặc của bụi thời gian nhằm hiểu hiểu đúng, hiểu sâu và hiểu kỹ về lịch sử, con người, văn hóa vùng đất địa linh nhân kiệt Thăng Long – Hà Nội trên dặm dài lịch sử”, PGS. TS Trần Thị An khẳng định.

hoi-thao-2.jpg
Các ý kiến, tham luận tại hội thảo một lần nữa làm sáng tỏ tầm vóc cùng những đóng góp của cố GS. Trần Quốc Vượng.

Hội thảo khoa học “Giáo sư Trần Quốc Vượng với văn hóa, văn nghệ dân gian Thăng Long – Hà Nội” được tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của cố Giáo sư chính là sự tưởng nhớ và tri ân những đóng góp và tình cảm của ông dành cho Thăng Long – Hà Nội cũng như Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội.

Tại hội thảo, các ý kiến, tham luận đã nêu bật những đóng góp của cố GS. Trần Quốc Vượng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là những đóng góp trong nghiên cứu Thăng Long – Hà Nội.

Theo PGS. TS Bùi Xuân Đính, trong cuộc đời làm khoa học của mình, GS. Trần Quốc Vượng đã dành tâm huyết rất lớn để nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội. Trong nhiều mảng đề tài về Thăng Long - Hà Nội, ông rất quan tâm đến vấn đề làng xã, dưới nhiều góc độ sử học, khảo cổ học, địa lý học, dân tộc học, văn hóa học, với cách tiếp cận liên ngành, đa ngành, sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau, qua đó làm sáng tỏ nhiều khía cạnh khoa học của làng xã, như lịch sử, quá trình tụ cư, chuyển cư của các cộng đồng cư dân, mối quan hệ giữa con người với môi trường, kinh tế, cơ cấu tổ chức, văn hóa (tín ngưỡng, phong tục tập quán). Ông đã có những đóng góp quan trọng vào việc nghiên cứu làng xã, trong đó, một số khía cạnh có thể coi ông là người mở đường.

Nhìn nhận những đóng góp của GS. Trần Quốc Vượng với khảo cổ học tiền sử, PGS.TS Trình Năng Chung khẳng định: “Hầu như không có một di chỉ, một phát hiện khảo cổ quan trọng nào trên mảnh đất Thăng Long-Hà Nội lại không gắn liền với công lao phát hiện hoặc tham gia của GS. Trần Quốc Vượng. Trong đó, văn hóa tiền sử Hà Nội như một nét son nổi bật trong văn hóa tiền sử Việt Nam. Những di sản của GS. Trần Quốc Vượng để lại trong lĩnh vực khảo cổ học và trong những lĩnh vực khoa học xã hội khác không đơn thuần là kết quả nghiên cứu khoa học mà là sự kết tinh của một trái tim luôn đau đáu về con người, về văn hóa, văn minh của vùng đất thiêng ngàn năm văn hiến: Thăng Long-Hà Nội.

Đề cập và phân tích một số công trình, bài viết tiêu biểu của GS Trần Quốc Vượng về văn hóa và con người của vùng đất Thăng Long ngàn năm văn vật, PGS.TS Nguyễn Thị Huế cũng đã chỉ rõ những đóng góp của GS. Trần Quốc Vượng trong nghiên cứu về văn hoá Thăng Long - Hà Nội.

“Giáo sư Trần Quốc Vượng là người thông thạo Hán Nôm, tiếng Pháp, tiếng Anh và đó là cơ sở để ông có một phông kiến thức văn hóa rộng lớn và trở thành một trong những người tiên phong tiêu biểu trong nhiều công trình biên khảo về Thăng Long - Hà Nội. Là một nhà sử học tài danh, một trí thức lớn, GS. Trần Quốc Vượng đã đưa ra nhiều nhận định mới mẻ, quan trọng về lịch sử, địa lý và văn hóa Hà Nội. Với tinh thần làm việc hết mình, thông qua những cuộc điền dã, khảo cổ, ông đã vượt thời gian, đi ngược về quá khứ để tìm hiểu sâu về lịch sử văn hóa Thăng Long qua nhiều thời kỳ, có những nghiên cứu quan trọng về việc định đô của Lý Thái Tổ, những đoán định tài ba và sáng suốt để khẳng định vị trí của Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần đúng với những phát lộ khảo cổ gần đây”, PGS. TS Nguyễn Thị Huế nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một số tham luận đã đi sâu phân tích và làm sáng tỏ những đóng góp của GS. Trần Quốc Vượng với văn học trung đại, với văn hóa xứ Đoài hay trong nghiên cứu địa – văn hóa….

Và không chỉ làm sáng tỏ tầm vóc, vai trò của GS. Trần Quốc Vượng ở vị trí của một nhà nghiên cứu… những kỷ niệm, những ân tình với GS. Trần Quốc Vượng được nhiều nhà nghiên cứu, học trò của cố Giáo sư nhắc nhớ, chia sẻ trong hội thảo đã phác họa thêm chân dung của ông cả trong công việc và cuộc sống đời thường.

“Mặc dù tọa đàm đã cố gắng chỉ ra những đóng góp của GS. Trần Quốc Vượng về nghiên cứu Thăng Long – Hà Nội, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều điều chưa tới, bởi các công trình của Giáo sư mang tầm vóc lớn lao của một nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn tầm cỡ thế giới như những căn phòng chứa nhiều bảo vật mà đâu đó, các lớp cửa muốn mở được đòi hỏi cần thêm nhiều nỗ lực để tri nhận. Hy vọng, trong các tọa đàm tiếp theo, các khía cạnh nghiên cứu này sẽ tiếp tục được phân tích và làm rõ hơn”, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội bày tỏ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chi bộ Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội: Chung sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Sáng 18/6, Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự Đại hội có các đồng chí đến từ Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội: Đồng chí Nguyễn Huy Hải, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, đồng chí Đào Thị Nguyên, Phó trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy và 15 đại biểu là đảng viên Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Xúc cảm từ "Lời ca dâng Bác"
    Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng ngày 15/5/2025 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Lời ca dâng Bác”. Tọa đàm có sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
    Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Giáo sư Trần Quốc Vượng với văn nghệ dân gian Thăng Long - Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO