Đời sống văn hóa

Rộn rã chèo xuân

Hồng Đặng 09:09 04/02/2025

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp chốn Thăng Long - Hà Nội lại rộn ràng những khúc chèo của cha ông. Những làn điệu chèo cổ như du xuân, dương xuân, lới lơ, cách cú, đò đưa, hát đúm, nón thúng quai thao… nối tiếp ngân vang trong lời mới mừng đất nước chuyển mình bước vào vận hội mới. Những trích đoạn chèo cổ, vở diễn được các nhà hát rộn ràng sáng đèn mời gọi bao bước chân dập dìu tìm về và đắm mình trong di sản nghệ thuật ngàn năm.

1unnamed-1-.jpg

Như bao miền quê của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nghệ thuật chèo đã từng “vang bóng” trong đời sống của người dân đất Thăng Long xưa. Trong cuốn “Bách khoa thư Hà Nội” (phần Nghệ thuật, NXB Thời đại, 2020) các nhà nghiên cứu đã nhận định, từ nửa sau thế kỷ XV, chèo cung đình trở về với các hội làng cùng sự bao bọc của người nông dân và phát triển mạnh mẽ bằng nghệ thuật trò nhại kết hợp với ứng diễn. Với sự chồng lớp đan xen của nhiều loại hình ca múa dân gian, chèo đã nhanh chóng trở thành một hình thức sinh hoạt tinh thần phổ biến được yêu thích trong xã hội, đặc biệt là chèo sân đình. Các phường chèo bắt đầu hình thành, hằng năm vào hai kỳ xuân thu, họ nhóm họp lại, đi xin đám ở các hội làng.

Nhà nghiên cứu dân gian Trần Việt Ngữ sinh thời đã nghiên cứu rất sâu về nghệ thuật chèo. Trong bài viết về chiếu chèo xuân, ông cho hay: Phường chèo, hội chèo ngày trước chỉ gồm mươi lăm người, rất hiếm nữ giới, thường do ông Trùm trông coi mọi việc, có bác Thơ chuyên giữ việc bỏ vai, đặt câu (khi cần), giúp nghệ nhân đóng các loại vai Sinh, Đào, Lão, Mụ, Hề… cho tốt cùng bốn nhạc công làm dàn nhạc. Mỗi năm xuân thu nhị kỳ, ông Trùm triệu tập mọi người gồng gánh kéo nhau đến các đám giấm sẵn từ Một, Chạp. Tích trò do ông Trùm hoặc bác Thơ giữ, còn mọi người đã thuộc làu, đến đám, tùy tình hình hoặc yêu cầu của địa phương, bác Thơ đặt thêm câu cho vai nào đó, thì chỉ vai ấy phải học. Cái khó làm nên sự linh hoạt và hấp dẫn của các tích diễn là mỗi vai được bác Thơ rỉ tai, ông Trùm nhắc nhớ, ra diễn sao cho trúng vào thích thú thưởng ngoạn của địa phương. Nơi thích nghe hát thì thêm bài, thêm điệu. Nơi thích xem diễu thì vai hề phải gia cường những câu “ngoài tích” có ý nghĩa sát đúng với tình hình ở địa bàn…

Về chiếu chèo sân đình, tác giả Trần Việt Ngữ miêu tả chi tiết: “Thường thềm đinh cửa giữa được phường chọn làm sân khấu, trải sẵn đôi chiếu đậu, với bức màn đỏ nâu bạc treo ngăn che làm buồng trò. Sát hiện đình treo hai đĩa đèn dầu to ngọn, có nơi là đèn bão soi sáng. Dàn nhạc chính cốt là bộ gõ chia nhau ngồi hai bên mép chiếu. Bà con dân xã ngồi kín ba mặt chiếu diễn, nhìn rõ mặt các nghệ nhân. Trước sân khấu kê nghiêng sẵn một cái trống, với ghế tựa dành cho vị cầm trịch. Người cầm trịch phải biết nhiều tích, thuộc nhiều điệu, thông thạo cung cách thưởng thức nghệ thuật cổ mới có thể tránh khỏi nhầm lẫn khi đánh trống khen chê nghệ nhân. Gặp đoạn trò xem sướng mắt, nghe ngọt tai thì đánh tiếng “thùng” thướng; đoạn nào diễn sai thì đánh một hồi “cắc” bắt ngừng diễn để làng “bắt bẻ”. Mỗi tiếng “thùng” thướng của vị cầm trích đã có ngay một chú bé gắn một thẻ tre nhuộm đỏ vào ống trẻ hay chậu thau đặt cạnh chiếu diễn. Giá mỗi thẻ do làng quy định với Trùm hường từ trước, sau đêm diễn, cứ đếm số thẻ xin tiền dân làng”.

1img_3337.jpg
1img_3338.jpg
1img_3339.jpg
Chùm hài chèo - Khúc hát dân ca đón xuân Ất Tỵ 2025 của Nhà hát chèo Hà Nội.

Thời Lê mạt, nghệ thuật chèo đã phát triển mạnh ở bốn trấn xung quanh kinh đô, đó là: chiếng chèo Đông, chiếng chèo Đoài, chiếng chèo Nam (Sơn Nam), chiếng chèo Kinh Bắc. Mỗi chiếng chèo có một phong cách riêng. Trong những ngày lễ tiết hội hè, phường chèo ở các chiếng kéo nhau về kinh đô xin đám. Đông phường hát đến nỗi trong một đám các phường phải kế tiếp nhau diễn suốt đêm ngày. Sang thế kỉ XIX, ngoài hình thức diễn thi ăn giải ở các “đám” lớn, các phường chèo tứ chiếng còn quy ước hằng năm hội tụ với nhau ở Trại Hàng Hoa (vùng đất Thập Tam Trại nay thuộc quận Ba Đình) để thi giọng hát. Những cuộc hội tụ đó đã giúp cho các phường chèo trao đổi, học tập lẫn nhau nghề nghiệp và tạo nên một lớp nghệ nhân “tứ chiếng”, có nghề nghiệp vững vàng, có thể diễn trò với bất cứ chiếng chèo nào. Rạp chèo đầu tiên được xây dựng ở ngõ Sầm Công, tiếp đó là rạp Sán Nhiên Đài cũng đã từng rộn rã với những tích chèo. Cải lương hí viện lừng danh ở đất Hà Nội vào những năm 1924-1930 là nhờ đã hội tụ được những nghệ nhân chèo “tứ chiếng” tài giỏi như kép Thịnh, kép Phẩm, Cả Xuyến, đào Lan, đào Tửu,...

Sau thời điểm Thủ đô giải phóng, với một lực lượng hùng hậu, bao gồm lớp nghệ nhân bậc thầy và thế hệ kế cận xuất sắc, chèo dần phục hồi và phát triển mạnh, mà minh chứng rõ nhất là sự ra đời và phát triển của đoàn chèo Kim Lan, đoàn chèo Lạc Việt, sau là Nhà hát Chèo Hà Nội. Bên cạnh những vở chèo cổ ghi dấu ấn trong lòng công chúng như “Quan Âm Thị Kính”, “Lưu Bình Dương Lễ”, “Xúy Vân” là những vở chèo đề tài hiện đại.

NSND Thanh Trầm - nguyên Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội chia sẻ, so với các loại hình diễn xướng dân gian khác, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc với sự kết hợp của các yếu tố hát, múa, nhạc, kịch vô cùng độc đáo. Đặc biệt, trong các lễ hội làng vào mùa xuân ở khắp vùng đồng bằng Bắc bộ không thể thiếu được loại hình này. Những điệu chèo “vỡ nước”, “du xuân” đã trở thành đặc sản không thể thiếu được trong những chiếu chèo xuân.

Là người đã nhiều năm gắn bó với nghệ thuật chèo, NSND Đoàn Thanh Bình cũng không khỏi bồi hồi khi nhắc đến kỷ niệm với chiếu chèo xuân năm xưa. “Giêng Hai, làng vào hội, các nghệ sĩ cũng bận rộn và nao nức khi được mang những làn điệu những tích chèo về với các làng quê. Ở những vùng quê ngoại thành Hà Nội như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức…, gần như năm nào họ cũng mời các đoàn chèo trung ương và Hà Nội về diễn. “Trước khi diễn diễn chèo, còn có cả hát giá đồng, quan họ. Xưa, người dân mê chèo lắm, có khi vở diễn đã khép lại mà công chúng vẫn chẳng muốn về, vậy nên mới có chuyện nới thêm lời, thêm trò trong vở diễn”, NSND Đoàn Thanh Bình bộc bạch.

Trải qua không ít những thăng trầm, nghệ thuật chèo vẫn hiện diện trong đời sống tinh thần của người dân Thủ đô. Dẫu hôm nay, nhịp sống đã đổi thay, hối hả hơn nhưng mỗi dịp Tết đến xuân về, những thanh âm của các vở diễn, làn điệu thân thuộc của chèo vẫn còn vang vọng. NSND Thu Huyền - Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát chèo Hà Nội chia sẻ, năm nào cũng vậy khi đất trời chuẩn bị giao hòa cũng là lúc nghệ sĩ tỏa về các điểm sân khấu hát mừng xuân sang.

Đón xuân Ất Tỵ 2025, đêm 30 Tết, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Hà Nội sẽ biểu diễn tại công viên Cầu Giấy trong chương trình “Chào xuân mới” và tại đền Ngọc Sơn lúc 22 giờ với các trích đoạn chèo và múa hát dân gian. Từ mùng 1 đến mùng 5 Tết, Văn Miếu - Quốc Tử Giám tiếp tục là điểm hẹn với chương trình hát múa chèo và dân ca. Riêng với thị trấn huyện Đông Anh, nhà hát có hẹn trong chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng, mừng xuân” lúc 20 giờ mùng 5 Tết. Và sau đó suốt tháng Giêng, tháng Hai, nhà hát bận tíu tít trong những chuyến về biểu diễn mừng hội làng không chỉ ở Hà Nội mà cả các tỉnh lân cận. “Nghệ sĩ chèo thường đón xuân trên khắp nẻo đường cùng tiếng hát ngàn năm của cha ông. Gạt đi nỗi nhớ nhà và ước mong sum vầy cùng gia đình trong ngày Tết, chúng tôi hạnh phúc với sứ mệnh vô cùng cao cả và thiêng liêng - sứ mệnh gìn giữ, phát huy di sản nghệ thuật truyền thống đến thế hệ trẻ hôm nay”, NSND Thu Huyền bày tỏ.

Vừa phục dựng thành công một số vở chèo cổ như “Trương Viên”, “Lưu Bình - Dương Lễ”, trước thềm năm mới 2025, NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội lại tiếp tục dàn dựng các tiểu phẩm “Tứ đại đồng đường” và “Mưu cao Thị Hến” trong “Chùm hài chèo - Khúc hát dân ca” đón xuân của Nhà hát Chèo Hà Nội. “Còn gì thú vị hơn khi được du xuân trong di sản nghệ thuật chèo của cha ông. “Trương Viên”, “Lưu Bình - Dương Lễ” sẽ đem đến những mẫu mực của chèo cổ từ kịch bản đến vai diễn, làn điệu… Các tiểu phẩm vừa trẻ trung, hiện đại mà vẫn đậm chất truyền thống sẽ góp thêm tiếng cười vui tươi mà sâu lắng”, NSND Trần Quốc Chiêm chia sẻ.

Cũng rộn rã trẩy hội xuân Ất Tỵ, Nhà hát Chèo Việt Nam có hàng loạt vở diễn như “Quan âm Thị Kính”, “Từ Thức”, “Nàng Thiệt Thê”, “Dây tràng hạt diệu kỳ”, “Chuyện công chúa triều Trần”, “Bắc Lệ đền thiêng”, “Chuyện làng Đình”… và các chương trình như “Điệu chèo xuân”, “Tâm sự quê”, “Vọng khúc văn ca”, các trích đoạn và ca hát dân ca… Ngoài điểm rạp Kim Mã, nghệ sĩ nhà hát sẽ tỏa đến các lễ hội, điểm diễn ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc không chỉ trong những ngày Tết cổ truyền mà suốt cả mùa xuân.

NSND Lê Tuấn Cường, Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Chèo Việt Nam chia sẻ: “Dù rất bận rộn, thậm chí vắng nhà cả Tết nhưng chúng tôi đều hào hứng trẩy hội. Cũng bởi, với nghệ sĩ không gì vui bằng được làm nghề, được cháy hết mình trong từng câu hát, vai diễn để góp phần đưa dòng chảy tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc đi vào đời sống và trường tồn”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
  • Giữ hồn Tết Việt phương xa
    Có những thời khắc mà một món ăn, một mùi hương, một khung cảnh, một dáng hình bỗng dưng ùa về trong tâm trí chẳng hề báo trước. Như là khi những trang lịch cuối cùng của năm gọi mưa phùn bay nhè nhẹ, bánh chưng xanh dẻo thơm bên bếp than hồng, hương thoảng đưa từ nồi nước mùi già mẹ nấu, cái cảm giác sum vầy ấm áp bên gia đình… quyện lại thành nỗi xuyến xao trong tim. Với những người con ở phương xa, dòng ký ức này có lẽ càng cuộn trào hơn cả, như sóng vỗ từng hồi từng hồi không cách nào ngừng lại. Để rồi, họ chọn cách tự tạo ra không khí Tết cho mình, cho những người thân bên cạnh và sẻ chia cùng bạn bè quốc tế, để cùng đón một năm mới rực rỡ nhất theo cách “thật Việt Nam”.
  • Kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
    Sáng 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), huyện Mê Linh (Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
  • Về làng Đồng Kỵ, xem người dân rước "ông pháo" khổng lồ
    Sáng mùng 4 Tết, hàng vạn người dân và du khách tấp nập đổ về phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để cùng chứng kiến lễ hội rước pháo truyền thống. Đây là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống ở Bắc Ninh, khởi đầu cho một năm mới nhiều tài lộc, may mắn.
  • Dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
    Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn nhân kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giữ hồn Tết Việt phương xa
    Có những thời khắc mà một món ăn, một mùi hương, một khung cảnh, một dáng hình bỗng dưng ùa về trong tâm trí chẳng hề báo trước. Như là khi những trang lịch cuối cùng của năm gọi mưa phùn bay nhè nhẹ, bánh chưng xanh dẻo thơm bên bếp than hồng, hương thoảng đưa từ nồi nước mùi già mẹ nấu, cái cảm giác sum vầy ấm áp bên gia đình… quyện lại thành nỗi xuyến xao trong tim. Với những người con ở phương xa, dòng ký ức này có lẽ càng cuộn trào hơn cả, như sóng vỗ từng hồi từng hồi không cách nào ngừng lại. Để rồi, họ chọn cách tự tạo ra không khí Tết cho mình, cho những người thân bên cạnh và sẻ chia cùng bạn bè quốc tế, để cùng đón một năm mới rực rỡ nhất theo cách “thật Việt Nam”.
  • Lễ hội xuân miền di sản
    Địa linh, tự bản thân nó đã là nơi chung đúc nên linh khí và kiến tạo các giá trị vật thể của vùng đất. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, “nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây” (Chiếu dời đô), là một địa linh từ ngàn xưa. Ở nơi này, người người tụ họp, do cố kết với nhau, cộng mệnh cộng cảm mà thành ra những lễ hội của cộng đồng.
  • Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người
    “Lương tri” và “phẩm giá” con người, cùng sự kết tinh và thăng hoa của nó, - hai tiêu chí thiêng liêng và cao quý này, không dễ gì mà bạn bè quốc tế đã từng trân trọng dành cho chúng ta, coi đó là biểu tượng khí phách của Thủ đô Hà Nội và toàn dân tộc.
  • Quận Tây Hồ: Phát động phong trào Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025
    Nhằm vận động Nhân dân hưởng ứng tham gia phong trào trồng cây xanh trên địa bàn, ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động phong trào Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025.
  • Hàng chục nghìn du khách khai hội chùa Hương
    Từ sáng sớm 3.2 (mùng 6 Tết), du khách đã có mặt tại khu vực bến đò, chuẩn bị di chuyển tham dự Lễ khai hội chùa Hương Xuân Ất Tỵ 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
  • Khai hội đền Sóc năm 2025
    Hòa chung không khí của cả nước đang tưng bừng chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); sáng 3/2/2025, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), huyện Sóc Sơn đã long trọng tổ chức khai hội đền Sóc năm 2025, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).
  • Hà Nội đón 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
  • Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Đón hơn 65.000 lượt khách trong 3 ngày đầu năm mới
    Thông tin từ Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tính riêng trong 3 ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đón trên 65.000 lượt du khách. Dự kiến, trong cả 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số lượng người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm tại di tích sẽ còn tăng cao.
  • Dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
    Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn nhân kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
  • Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
    Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.
  • Trang trọng Lễ rước kiệu đền Hai Bà Trưng
    Sáng 1/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nghi thức rước kiệu Hai Bà Trưng năm 2025 mở đầu cho lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
  • Ban mai
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ban mai của tác giả Nguyễn Bình Phương.
  • 9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội
    Là một địa danh ngàn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
Rộn rã chèo xuân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO