Đời sống văn hóa

Xây dựng Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Văn Thiện 16:31 09/01/2025

Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.

11-1733.jpg
Nghệ nhân thực hiện nghi lễ Mo Mường tại lễ hội Khai hạ Mường Bi, huyện Tân Lạc. Ảnh: Báo Hòa Bình

Ngày 8/1, Ủy ban Nhân dân huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong.

Dự án được phê duyệt theo Nghị quyết số 455/NQ-HĐND ngày 11/5/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hòa Bình, có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, quy mô đầu tư xây dựng chủ yếu của dự án gồm: Khu Đền Bụt với kiến trúc nhà sàn của người Mường diện tích 125,3 m2 gồm chính điện chiều dài khoảng 12,34m, rộng khoảng 8,82m và hậu cung kích thước 5,1x5,05m, gầm sàn cao khoảng 1,8m để trống. Sàn đền đến chân mái cao 2,27m; mái chéo bốn mặt cao 2,65m. Hành lang rộng 1,87m, cầu thang bộ lên từ bên.

Khu Đền Bụt còn bao gồm các hạng mục phụ trợ như sân lát gạch đỏ diện tích khoảng 1000m, bồn hoa, cây cảnh diện tích khoảng 661m2, hệ thống đèn cây chiếu sáng và đèn trang trí.

Khu cổng vào và quảng trường bao gồm nhà đón tiếp với kiến trúc nhà sàn của người Mường, tổng diện tích sàn khoảng 512,9 m2, bao gồm không gian trưng bày vật phẩm quý giá, tượng trưng cho nền văn hóa Mo Mường, phòng tiếp khách và khu vực văn phòng.

Khu vực đỉnh núi Cối bao gồm các hạng mục: Sân cột cờ hình tròn đường kính 28m, kết cấu lát gạch đỏ; Chòi vọng cảnh (4 cái); mỗi chòi vọng cảnh có kiến trúc hình lục giác kích thước 8,96x8,96m, tổng diện tích sàn khoảng 80 m2; Sân vọng cảnh tổng diện tích khoảng 573 m2. Sân nền đất tự nhiên trồng cỏ.

Khu vườn hoa núi Cối: Sân tổ chức lễ hội có tổng diện tích khoảng 3.500 m2, nền đất tự nhiên trồng cỏ. Sân có hàng rào bao quanh vườn hoa trồng bằng cây ngăn cách, nhà vệ sinh công cộng...

Việc hình thành Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong là một trong những điều kiện quan trọng để đưa di sản Mo Mường vào danh mục trình Chính phủ và trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với du lịch tại xã Hợp Phong có quy mô đầu tư xây dựng gồm: khu đền Bụt; khu cổng vào và quảng trường; khu vực đỉnh núi Cối...

Công trình sẽ trở thành bước tiến quan trọng trong bảo tồn văn hóa truyền thống và mở ra cơ hội phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh độc đáo của vùng đất Hòa Bình. Công trình được kỳ vọng mang đến lợi ích kinh tế-xã hội lâu dài, tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững cho địa phương và góp phần tôn vinh giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường.

Tại lễ khởi công, Bí thư Huyện ủy Cao Phong Bùi Thị Kim Tuyến nhấn mạnh, công trình nằm trong Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền văn hóa Hòa Bình giai đoạn 2023-2030.

Đây là công trình hết sức cần thiết và cấp bách, nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Mo Mường; lưu giữ đầy đủ các giá trị về cội nguồn văn hóa dân tộc, nền tảng văn hóa tinh thần dân tộc, khắc phục nguy cơ mai một giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường Hòa Bình. Qua đó góp phần nâng cao nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, đưa di sản Mo Mường trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu đặc sắc gắn với khai thác tiềm năng, phát triển du lịch trên địa bàn huyện Cao Phong nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung./.

Bài liên quan
  • “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, đón Tết Ất Tỵ, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Chương trình được tổ chức vào ngày 19/1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
(0) Bình luận
  • “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, đón Tết Ất Tỵ, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Chương trình được tổ chức vào ngày 19/1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • “Quà tặng của nhân gian” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Từ ngày 2 đến 5/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
  • Gỡ “điểm nghẽn” lĩnh vực thư viện để phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số
    Hiện nay, quá trình chuyển đổi số đã và đang tác động đến mọi ngành, lĩnh vực trong xã hội, trong đó có hoạt động thư viện. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, quá trình chuyển đổi số đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho lĩnh vực thư viện nói riêng, văn hóa đọc nói chung.
  • Những “bệ phóng ” cho văn hóa đọc vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Văn hóa đọc nước nhà thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng xã hội học tập, tạo nền tảng tinh thần để xây dựng và phát triển đất nước. Bước vào kỷ nguyên mới, văn hóa đọc đã, đang có xung lực, động lực, bệ phóng để vươn mình mạnh mẽ.
  • “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01- 31/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động nô nức đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền, đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp năm mới 2025.
  • Tái hiện lễ Thiết triều trong Đại nội Huế, phục vụ du khách ngày đầu năm 2025
    Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện nghi lễ Thiết triều Nguyên đán của triều Nguyễn chào năm mới 2025 và mở màn Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO