Đời sống văn hóa

“Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Kim Thoa 01/01/2025 18:17

Từ ngày 01- 31/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động nô nức đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền, đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp năm mới 2025.

z6178958278079_49db6e28b66c9cecbeec9ac40c0dc44d.jpg
Đồng bào dân tộc Mông tỉnh Điện Biên về tham gia các hoạt động Chào năm mới tại "Ngôi nhà chung" (ảnh: LVHVN)

Các hoạt động nhằm tôn vinh bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam, góp phần giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, tạo điểm đến, thu hút khách du lịch, góp phần hoàn thiện sản phẩm du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, tăng cường, đa dạng, phong phú nội dung hoạt động hàng ngày, cuối tuần, sự kiện và đáp ứng yêu cầu của khách tham quan Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, nhất là trong dịp cuối tuần, nghỉ tết Nguyên đán.

Các hoạt động tháng 1 với sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng).

Điểm nhấn đầu tiên là chương trình “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” diễn ra trong 2 ngày 31/12 và 1/1. Tiếp đến là hoạt động chuyên đề điểm nhấn “Xuân về bản em”, trong đó có chương trình dân ca dân vũ “Đón xuân ở bản em” của các nhóm đồng bào phía Bắc với các tiết mục hát múa ngày xuân, diễn xướng dân gian của các dân tộc phía Bắc khi xuân về.

1.jpg
Đồng bào dân tộc Mường giới thiệu món ăn của dân tộc mình (ảnh: LVHVN)

Đặc biệt, du khách sẽ được tìm hiểu về Lễ tạ ơn của dân tộc Dao Quần chẹt ở Ba Vì (Hà Nội). Theo truyền thống, từ mùng 3 đến 29 tháng Chạp, tại mỗi gia đình đều tổ chức lễ cúng cuối năm để tạ ơn Bàn Vương, tổ tiên và Tản Viên sơn thánh đã phù hộ, che chở cho gia đình trong suốt năm qua. Đây cũng là dịp để đồng bào báo cáo về những thành quả đạt được trong năm, cầu cho những điều may mắn, hạnh phúc sẽ đến trong năm mới. Phần nghi thức được diễn ra theo truyền thống, sau lễ là những làn điệu múa chuông, múa rùa cổ truyền đặc sắc của các chàng trai, cô gái bản Dao. Lễ tạ ơn tổ tiên là nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự thành kính của con cháu với tổ tiên.

Cũng trong tháng 1/2025, cộng đồng các dân tộc sinh sống tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động chuẩn bị, trang trí không gian đón Tết theo phong tục, tập quán của từng đồng bào. Theo đó, tại các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer... sẽ sửa soạn bàn thờ ngày Tết, treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và trang trí không gian nhà theo đúng phong tục truyền thống của các dân tộc…

Bên cạnh đó, phong tục "dựng cây Nêu ngày Tết" cũng là hoạt động được tổ chức đều đặn hằng năm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm giới thiệu với du khách những phong tục lâu đời trong Tết Việt. Ngọn nêu vươn cao, mang theo ước vọng về một năm mới bình yên, hạnh phúc, thuận hòa tại "Ngôi nhà chung" của 54 dân tộc anh em.

Trong khuôn khổ các hoạt động chào đón mùa Xuân 2025, tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng các dân tộc Việt Nam còn diễn ra hoạt động "Bữa cơm đoàn viên" là bữa cơm gia đình đoàn viên hằng năm của Ban Quản lý và các nhóm đồng bào các dân tộc nhằm tăng thêm sự sẻ chia quan tâm giữa Ban Quản lý và đồng bào các dân tộc.

Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm văn hoá truyền thống gắn với không gian văn hoá của đồng bào các dân tộc tại Làng, trải nghiệm một số trò chơi như: đánh chắt chơi truyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre… tại không gian trong nhà; đi cà kheo, nhảy sạp, chơi đu, bập bênh… tại không gian ngoài trời. Giới thiệu âm nhạc dân gian các dụng cụ từ tre nứa như đàn Đing pút, Đàn tơ rưng…những bản nhạc về mùa xuân, về Đảng, Bác Hồ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống của dân tộc Khmer... Hoạt động dịch vụ theo nhu cầu của du khách như: không gian trải nghiệm tô tượng, tô tranh cát, chuồn chuồn tre, tranh gỗ, cá gỗ, tô vẽ tranh, trải nghiệm trang phục dân tộc.../.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Dòng người đổ về Đền Hùng ngày giỗ Tổ
    Trước ngày diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, hàng triệu du khách hành hương về Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Khai mạc Lễ hội truyền thống làng Lực Canh năm 2025
    Ngày 5/4, UBND xã Xuân Canh và nhân dân thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống Làng Lực Canh năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
“Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO