Đời sống văn hóa

“Đệ nhất cổ tự” Cố đô Huế: Bài 1- Kiến trúc nghệ thuật độc đáo với tháp 7 tầng hình bát giác

Hà Oai 07:18 26/12/2024

“Đệ nhất cổ tự” được tạo nên từ sự hòa quyện giữa giá trị lịch sử, tâm linh và giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo được vua Thiệu Trị xếp vào diện “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh” - Hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với sáng tác bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” ghi vào bia đá dựng trong chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601 trên đồi Hà Khê thuộc phường Kim Long (TP Huế) và nằm sát bờ Bắc sông Hương thơ mộng. Đây là một đại danh lam được mệnh danh “Đệ nhất cổ tự” của xứ Huế không chỉ đẹp về mặt cảnh quan, kiến trúc mà còn có ý nghĩa trong tiến trình lịch sử hình thành Kinh đô Huế.

z5921956919633_a80d938cbd4ee33883b6ade39327cf69.jpg
"Đệ nhất cổ tự" Cố đô Huế - Chùa Thiên Mụ.

Chuyện kể rằng, năm 1600 khi mới vào làm trấn thủ xứ Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng (chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong) đích thân đi xem xét địa thế để mở mang bờ cõi để xây dựng cơ đồ. Trong một lần lên vùng mạn ngược của sông Hương thì chúa Nguyễn Hoàng thấy có một ngọn đồi nhỏ tên là Hà Khê nhô lên bên một khúc quanh của phía bờ Bắc sông Hương tạo nên thế đất như con rồng đang ngoái đầu nhìn lại.

Cũng trong thời điểm đó, người dân trong vùng lúc ấy kể cho nhau rằng, hằng đêm thường có một bà tiên mặc quần xanh áo đỏ xuất hiện trên đồi và hay nói với mọi người rằng sẽ có một vị minh chúa đến đây lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch cho nước Nam hùng mạnh. Nghe câu chuyện của người dân kể, chúa Nguyễn Hoàng mừng nên năm 1601 đã cho xây dựng một ngôi chùa ở trên đồi Hà Khê và đặt tên là “Thiên Mụ” (có nghĩa là “Bà mụ nhà trời”), năm 1862 do sợ chữ “Thiên” phạm húy” đến “Trời” nên vua Tự Đức (1847 – 1883) cho đổi “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (nghĩa là “Bà mụ linh thiêng”).

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì việc chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng hai ngôi quốc tự là chùa Thiên Mụ (năm 1601) ở thượng nguồn sông Hương và chùa Sùng Hóa (năm 1602) ở phía hạ lưu sông Hương chính là việc “đánh dấu” vùng đất xây dựng cơ đồ của dòng họ Nguyễn (gồm 9 chúa và 13 vua) ở xứ Đàng Trong mà khởi đầu là việc lập phủ ở Kim Long (gần chùa Thiên Mụ) của các chúa Nguyễn, tiếp đến là xây dựng kinh đô Phú Xuân (Trung tâm TP Huế) của các vua chúa nhà Nguyễn sau này.

z5921956919884_0e01c029a868db8e3446ee1212a0b424.jpg
Phía sau bia là cổng Tam Quan.

Hai công trình kiến trúc chính thường được du khách ghé thăm nhiều trong chùa Thiên Mụ là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng. Cụ thể, tháp Phước Duyên nằm gần cổng vào chùa có hình bát giác cao 7 tầng (21m) và mỗi tầng cao khoảng 2m, mỗi tầng thờ một đức Như Lai, tầng cao nhất thờ Đức Thế Tôn với thân tháp xây bằng gạch mộc và phía bó vỉa xây từ đá thanh. Điện Đại Hùng là ngôi điện chính có kiến trúc nguy nga đồ sộ, ngoài bức tượng phật bằng đồng còn có vô số tượng và một khánh đồng đúc năm 1677, một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.

z5921965121675_152d76a0e25f004e2cd87a8d36a971eb.jpg
Tháp Phước Duyên cao 7 tầng.
z5921956948038_4cfca8a424476d6da56608e730494eaf.jpg
Du khách vào tham quan điện Đại Hùng.

Bên cạnh đó, khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc như bến thuyền có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường, hai bên đình Hương Nguyện có hai lầu bia hình tứ giác (dựng thời Thiệu Trị), phía trong có hai lầu hình lục giác một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu) và khu vực phía trong cửa Nghi Môn gồm các điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan âm, nhà Trai, nhà Khách, vườn hoa, khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, phía sau cùng là vườn thông tĩnh mịch. Đến nay, chùa Thiên Mụ đã được trùng tu 8 lần (1665, 1714, 1815, 1831, 1844, 1899, 1907, 1957) nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm, huy hoàng, tráng lệ và đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia (Kiến trúc nghệ thuật) ngày 27/8/1996 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Chùa Thiên Mụ không chỉ là một ngôi chùa đẹp mắt và trọng điểm tôn giáo tại Huế mà còn là một biểu tượng văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo và vị trí tuyệt đẹp bên bờ sông Hương, chùa Thiên Mụ thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm, không chỉ là những người trong đạo phật mà còn là những người yêu thích nghệ thuật kiến trúc và tìm hiểu văn hóa Việt.

(Còn nữa)...

Bài liên quan
  • [Podcast] Chùa Trấn Quốc – Cổ tự ngàn năm tuổi bên Hồ Tây
    Chùa Trấn Quốc - danh thắng nổi tiếng, gắn liền với lịch sử, văn hóa của Thăng Long – Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, một điểm đến thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan trong và ngoài nước.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xuất bản trong giai đoạn hiện nay
    Sáng 25/12/2024, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xuất bản trong giai đoạn hiện nay. Đây là diễn đàn để các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xuất bản, tập trung đánh giá những kết quả đạt được, những vấn đề đặt ra, qua đó, đề xuất các giải pháp vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xuất bản để xây dựng, đổi mới, phát triển ngành xuất bản tinh gọn, chất lượng, hiện đại trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
  • Hội Nhà văn Hà Nội nhìn lại năm 2024: Số lượng tác giả, tác phẩm đoạt giải vượt trội
    Sáng ngày 25/12, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 tại hội trường Nhà văn hóa quận Đống Đa (22 Đặng Tiến Đông). Lễ tổng kết có sự tham gia của các lãnh đạo các sở, ban ngành, đại diện lãnh đạo các hội chuyên ngành và đông đảo hội viên.
  • Hiện thực hóa ước mơ từ cổ phục
    Trong Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 có một show diễn thời trang khiến tất cả công chúng trong và ngoài nước đều đắm mình chiêm ngưỡng. Đó là chương trình “Kế vãng khai lai 2024” - Nhìn lại sử Việt qua trang phục do thương hiệu Vạn Thiên Y thực hiện. Theo đuổi ước mơ bảo tồn di sản, nhà thiết kế Nguyễn Thị Nga (biệt danh Coco, sinh năm 1988) - người sáng lập thương hiệu này đã cùng với các cộng sự đã quyết liệt, dấn thân vào cổ phục để làm sống lại những nét đẹp của mỹ thuật, văn hóa Việt.
  • Hà Nội diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc cấp thành phố năm 2024
    Đây là hoạt động diễn tập thường niên của Thành phố với tình huống giả định. Việc tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc thành phố Hà Nội năm 2024 với tình huống giả định xe vận chuyển hóa chất độc va chạm với xe chở khách gây ra sự cố cháy nổ hóa chất độc.
  • Liên đoàn Lao động TP Hà Nội: Phát động phong trào thi đua trong Công nhân, Viên chức, Lao động Thủ đô năm 2025
    Triển khai phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực nhằm khơi dậy tinh thần thi đua lao động, sáng tạo phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh năm 2025, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và tổ chức Công đoàn, hướng tới Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI.
Đừng bỏ lỡ
“Đệ nhất cổ tự” Cố đô Huế: Bài 1- Kiến trúc nghệ thuật độc đáo với tháp 7 tầng hình bát giác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO