Đời sống văn hóa

Bí ẩn lời nguyền “tình duyên” chưa lời giải ở chùa Thiên Mụ

Hà Oai 10/04/2024 07:49

“Các đôi trai gái yêu nhau cùng lên chùa Thiên Mụ và khi trở về thì sẽ chia tay” đã trở thành lời nguyền chưa có lời giải ở nơi cổ tự linh thiêng nhất xứ Huế mộng mơ khiến cho nhiều người tò mò. Hiện nay, chùa Thiên Mụ là một địa chỉ du lịch nổi tiếng của Cố đô Huế và thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Chùa “Thiên Mụ” hay còn có tên khác “Linh Mụ”

Huế là một trong những trung tâm phật giáo lớn với nhiều chùa chiền, cơ sở thờ tự của phật giáo. Đặc biệt, chùa Thiên Mụ hay còn có tên gọi khác là Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê (phường Kim Long, TP Huế) là một đại danh lam được mệnh danh “đệ nhất cổ tự” của xứ Huế không chỉ đẹp về mặt cảnh quan, kiến trúc mà còn có ý nghĩa trong tiến trình lịch sử hình thành nên Kinh đô Huế.

Chuyện kể rằng, năm 1600 khi mới vào làm trấn thủ xứ Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng (chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong) thường đích thân đi xem xét địa thế để mở mang bờ cõi, xây dựng cơ đồ. Trong một lần lên vùng mạn ngược của sông Hương ở phía bờ Bắc thì chúa Nguyễn Hoàng thấy có một ngọn đồi nhỏ tên là Hà Khê nhô lên bên một khúc quanh của dòng sông Hương tạo nên thế đất như con rồng đang ngoái đầu nhìn lại.

z5324893274662_26c502eb42f7f56643ce7cff5c90d92e.jpg
Bậc cấp và 4 trụ biểu lớn từ đường lên chùa Thiên Mụ.

Trong khi đó, người dân trong vùng lúc ấy kể cho nhau rằng, hằng đêm thường có một bà tiên mặc quần xanh áo đỏ xuất hiện trên đồi và hay nói với mọi người rằng sẽ có một vị minh chúa đến đây lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch cho nước Nam hùng mạnh.

Nghe câu chuyện của người dân kể, chúa Nguyễn Hoàng mừng nên năm 1601 đã cho xây dựng một ngôi chùa ở trên đồi và đặt tên là “Thiên Mụ” (có nghĩa là “Bà mụ nhà trời”). Đến năm 1862, do sợ chữ “Thiên” phạm húy” đến “Trời” nên vua Tự Đức (1847 – 1883) cho đổi “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (nghĩa là “Bà mụ linh thiêng”).

Theo các nhà nghiên cứu, việc chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng hai ngôi quốc tự là chùa Thiên Mụ (năm 1601) ở thượng nguồn sông Hương và chùa Sùng Hóa (năm 1602) ở phía hạ lưu sông Hương chính là việc “đánh dấu” vùng đất xây dựng cơ đồ của dòng họ Nguyễn (gồm 9 chúa 13 vua) ở xứ Đàng Trong mà khởi đầu là việc lập phủ ở Kim Long (gần chùa Thiên Mụ) của các chúa Nguyễn, tiếp đến là xây dựng kinh đô Phú Xuân (Trung tâm TP Huế) của các vua chúa nhà Nguyễn sau này.

Trước cổng chùa Thiên Mụ hiện nay là bến thuyền bên bờ sông Hương thơ mộng và từ dưới đường lên đến sân chùa có 19 bậc cấp xây bằng gạch, ở bậc thứ 5 có 4 trụ biểu lớn. Lên đến sân chùa là tháp Phước Duyên, hai bên có một nhà chuông và 3 nhà bia.

Sau tháp Phước Duyên mới đến cổng tam quan lớn xây hai tầng, tầng trên có tượng thờ chúa Tiên Nguyễn Hoàng và Bà Mụ (người đã báo mộng việc minh chúa đến xây chùa). Tam quan có ba cửa ra vào, mỗi cửa có 2 pho tượng hộ pháp lớn đắp bằng vôi vữa rất tinh xảo. Từ cổng tam quan đi qua một khoảng sân rộng là đến ngôi chánh điện lớn được xây theo lối nhà rường truyền thống Huế nhưng mang dáng dấp kiến trúc cung đình với hai lớp mái ngói chồng lên nhau cùng với đầu đao rồng và các ô hộc trang trí giống như cách thức thường thấy ở các công trình trong cung nhà Nguyễn.

z5324893236915_9e9b0fe2bc46d5b381aa6b7a2cdca14c.jpg
Tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ.
z5324939875231_180ca83c5d261419c5a1341cf9217f18.jpg
Cổng Tam Quan dẫn vào chánh điện.

Lời nguyền “tình duyên” bí ẩn ở chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê (phường Kim Long, TP Huế) và sát bờ sông Hương thơ mộng còn gắn liền với nhiều câu chuyện thần bí, trong đó có câu chuyện “tình duyên” đến nay vẫn là lời nguyền bí ẩn mà mọi người hay nhắc tới. Chuyện kể rằng khi chúa Nguyễn vẫn còn cai trị vùng Đàng Trong và tư tưởng lễ giáo phong kiến vẫn bó chặt theo lối “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, thời gian đó có một đôi trai gái yêu nhau rất nồng thắm và cô gái đó là con của một gia đình quan lại giàu có, xinh đẹp đem lòng yêu một chàng trai mồ côi, đói rách, nghèo khó.

Cuộc tình của đôi trai gái bị gia đình nhà gái ngăn cấm quyết liệt và không cho hai người đến với nhau, quá đau khổ và để chứng minh cho tình yêu “sống không ở được với nhau thì chết sẽ mãi bên nhau” nên đôi trai gái cùng nhau ra bến thuyền Mụ (bến thuyền trước chùa Thiên Mụ) tự vẫn. Trớ trêu thay, khi chàng trai tự vẫn chết dưới dòng nước sông Hương thì cô gái lại dạt vào bờ và được những người sống ven sông cứu sống, sau đó gia đình đưa cô gái về và ép nàng lấy một vị quan giàu có.

Trải qua thời gian, cô dần quên đi những kí ức về chàng trai năm nào và sống một cuộc đời vinh hoa, còn chàng trai đợi người yêu mãi không thấy nên oan hồn chàng trai nằm dưới sông Hương uất hận cho số phận trắc trở của mình và đã “nhập” vào chùa Thiên Mụ nguyền rằng “bất cứ đôi trai gái nào yêu nhau đến đây tình yêu sẽ đổ vỡ và chia tay”. Theo đó, lời nguyền được người đời truyền miệng nhau cho tới ngày nay và cùng với những câu chuyện xôn xao đồn thổi của các cặp nam nữ thời hiện đại yêu nhau rồi lại chia tay mà nguyên do là cùng nhau lên chùa Thiên Mụ về khiến lời nguyền “tình duyên” trở thành nỗi ám ảnh của nhiều cặp yêu nhau.

Theo em Nguyễn Thị Quỳnh Trang (quê ở Quảng Bình - Sinh viên Đại học Sư phạm Huế) chia sẻ với PV Tạp chí Người Hà Nội nói rằng, “cũng hay nghe bạn bè kể cho nghe chuyện lời nguyền ở chùa Thiên Mụ về những đôi yêu nhau không nên đến chùa nhưng mà khi mình gõ goole thì báo chí lại nói chỉ là câu chuyện của ngày xưa kể lại nên cũng hơi ngại nếu mình có người yêu”. Lời nguyền “tình duyên” đã tạo cho chùa Thiên Mụ một vỏ bọc linh thiêng và huyền bí với những cặp nam nữ đang yêu.

Tuy nhiên cũng có nhiều người không tin về lời nguyền ở chùa Thiên Mụ là có thật bởi vẫn có nhiều cặp đôi yêu nhau vẫn lên chùa tham quan vui chơi, chụp ảnh kỷ niệm… Đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay và họ cho rằng, chẳng lẽ các cặp đôi yêu nhau là khách nước nhưng họ không biết chuyện mà đến chùa Thiên Mụ tham quan du lịch xong về họ chia tay, bởi vì chùa hàng ngày đón rất nhiều du khách nước ngoài. “Theo tụi em, lời nguyền cặp đôi nào yêu nhau lên đây rồi chia tay là không có, các bạn của tụi em đưa người yêu lên đây chơi nhưng về có chia tay đâu mà bây giờ vẫn còn yêu nhau, chuẩn bị đám cưới rồi đó thôi” – 4 bạn nam nữ quê ở huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) đang đi tham quan trong chùa Thiên Mụ cho hay.

Theo các sư thầy và các nhà nghiên cứu văn hóa từng thông tin với báo chí, chuyện người đời kể ở chùa Thiên Mụ mang lời nguyền tình duyên là không có mà chỉ là lời đồn, có thể do thời xưa trong khuôn viên chùa cây cối rất nhiều nên các đôi tình nhân hay rủ nhau đến vui chơi và lợi dụng cây cối trong chùa xanh tốt để làm những chuyện trái với luân thường đạo lý. Trong khi đó, chùa là nơi thờ tự trang nghiêm, thanh tịnh và không thể chấp nhận điều đó nên người dân đã dựng lên câu chuyện để giữ sự thanh tịnh cho ngôi cổ tự linh thiêng.

Chuyện lời nguyền “tình duyên” ở chùa Thiên Mụ không biết xuất phát từ đâu, khi nào và mang ý nghĩa gì nhưng lời nguyền “tình duyên” càng khiến du khách thập phương tò mò muốn tìm hiểu về ngôi cổ tự linh thiêng bậc nhất xứ Huế mộng mơ.

z5324893250665_20daf8d169d03a4780c8b93ae04824d3.jpg
Khu vực bến thuyền trên sông Hương trước chùa Thiên Mụ.

Hiện nay, chùa Thiên Mụ là một địa chỉ du lịch nổi tiếng của Cố đô Huế với đường bộ dọc theo dòng sông Hương hoặc đường thủy bằng thuyền rồng đến chùa, mỗi năm thu hút cả triệu lượt khách và phật tử đến tham quan, hành lễ. Đến với chùa Thiên Mụ, du khách không chỉ được chiêm ngắm vẻ đẹp thơ mộng, tuyệt mĩ của một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia mà còn được hiểu thêm về một trong những biểu tượng văn hóa nổi tiếng gắn liền với lịch sử hình thành nên Kinh đô Huế./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính năm 2024
    Đây là hoạt động mở đầu trong chuỗi các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.
  • Huế: Hơn 16.500 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024
    Từ khi phát động đến nay Ban tổ chức đã nhận được 16.358 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và 265 bài dự thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024 từ các em học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 700 liền anh, liền chị tham gia Liên hoan các làng Quan họ Bắc Ninh
    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất - 2024.
  • Triển lãm tôn vinh “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”
    Giới thiệu hơn 150 tài liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến công chúng tại triển lãm “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 5963/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024.
  • Thúc đẩy, quảng bá thương mại nông sản tại AgroViet 2024
    Ngày 20/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ Khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024.
Đừng bỏ lỡ
Bí ẩn lời nguyền “tình duyên” chưa lời giải ở chùa Thiên Mụ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO