Đời sống văn hóa

Đặc sắc nghi lễ rước vua chúa ở đền Sái

Kim Thoa 09:00 21/02/2024

Ngày 20/2 (tức ngày 11 tháng Giêng Âm lịch), huyện Đông Anh khai mạc lễ hội đền Sái, làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm với nghi lễ rước vua, chúa là người thật, độc đáo "có một không hai" trong các lễ hội truyền thống của người Việt.

2.jpg
Lễ hội rước vua giả làng Thụy Lôi hàng năm được tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng, là lễ hội độc nhất vô nhị ở Hà Nội và cả nước

Tới dự có đồng chí Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; đại diện một số Sở ngành Thành phố; đại diện các phòng ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Anh, đại diện chính quyền một số xã, lãnh đạo Đảng, Chính quyền xã Thụy Lâm và đông đảo nhân dân cùng du khách thập phương.

Di tích lịch sử đền Sái, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1986, là nơi thờ đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ có công giúp vua Thục - An Dương Vương xây thành Cổ Loa, với nghi lễ rước vua giả đặc sắc, từ đó, giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường của các thế hệ người Việt Nam.

9.jpg
Lãnh đạo Sở VH&TT Hà Nội và lãnh đạo huyện Đông Anh dự lễ sáng ngày 20/2.

Theo tích xưa để lại, hằng năm, cứ vào ngày 11 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Thụy Lôi nói riêng và xã Thụy Lâm nói chung lại long trọng tổ chức lễ hội đền Sái, với nghi lễ rước vua, chúa giả bằng người thật và cả nghi lễ chém tinh gà trắng vô cùng thú vị, độc đáo.

Lễ hội đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Tương truyền rằng, vào khoảng năm 258 trước công nguyên nhà Thục đại thắng nhà Tần, An Dương Vương lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Cô Loa, đặt tên nước là Âu Lạc. Để trị quốc an dân nhà vua cho xây thành đắp lũy, nhưng trong suốt quá trình nhà vua xây thành, ngày đắp đêm lại bị đổ nên mãi mà thành vẫn chưa thể xây xong, việc này là do yêu ma Bạch Kê Tinh (tinh gà trắng) phá hoại, tinh gà trắng ban ngày trú ẩn nơi núi Thất Diệu và chỉ xuất hiện, phá hoại việc xây thành khi trời chập tối.

Nhà vua cùng đoàn tùy tùng gồm chúa và các quan lại trong triều lập đài cầu khẩn thần linh, nên được Huyền Thiên Trấn Vũ sai thần Kim Quy hiện ra mách kế chém giết tinh gà trắng để việc xây thành có thể được hoàn thành. Để tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ, nhà vua đã xây đền thờ ở đỉnh núi Thất Diệu, chính là đền Sái ngày nay. Tương truyền rằng, đền cũng chính là nơi Huyền Thiên tu luyện nên còn được gọi với cái tên khác là Vũ Đương Sơn.

8.jpg
Khai mạc lễ hội rước vua chúa - đền Sái

Để tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần có công trừ Bạch Kê Tinh giúp vua An Dương Vương xây thành ốc. Hằng năm, vào mùa xuân, vua chúa cùng các quan lại đích thân về đây bái yết. Nhưng về sau, việc đi lại xa xôi, khó khăn, hao phí tiền của, công sức người dân nên nhà vua đã ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ thiên tử, xưng quan tước, bái yết (rước vua giả bằng người thật). Từ đó trở đi, lễ hội đền Sái đã được tổ chức đều đặn mỗi năm một cách trang trọng với đầy đủ nghi lễ rước vua, chúa và 4 vị đại thần có công giúp vua dẹp giặc, lập quốc.

Gắn liền với di tích lịch sử Cổ Loa, đền Sái còn lưu truyền huyền thoại rùa vàng giúp vua An Dương Vương xây thành đắp lũy. Tục truyền khi thần Kim Quy dẫn nhà vua về đến Thất Diệu Sơn, thấy trên núi có phiến đá in dấu chân lạ, nhà vua hỏi thì được rùa vàng đáp: “Đây là nơi Đức Huyền Thiên Trấn Vũ giáng lâm, vì nước diệt trừ yêu ma cho dân cư phía Bắc sông Cái an cư, lạc nghiệp”.

Lễ hội rước vua chúa giả được tổ chức với mong ước một năm mới tài lộc, thành công, bình an và hạnh phúc, được ví như một bảo tàng bách khoa về đời sống văn hoá, tinh thần phong phủ xa của nhân dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm nói riêng và Nhân dân Đông Anh nói chung. Lễ hội rước vua chính là dịp để mỗi người dân, mỗi du khách được giao lưu, cộng cảm và trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc để mỗi người gửi vào đó tình cảm và khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, giá trị hơn. Đó không chỉ là nét đẹp, mà còn là tài sản vô giá cần được bảo lưu, trao truyền, gìn giữ, phát huy.

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, lễ hội đền Sái Xuân Quý Mão 2024 sẽ được tổ chức theo thông lệ hàng năm đến hết ngày 15 tháng Giêng Âm lịch./.

Một số hình ảnh tại lễ hội rước vua chúa - đền Sái:

10.jpg
11.jpg
12.jpg
5.jpg
4.jpg
3.jpg
13.jpg
7.jpg
6.jpg
1.jpg
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc nghi lễ rước vua chúa ở đền Sái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO