Đời sống văn hóa

Lễ hội truyền thống động Hoa Lư tưởng nhớ vua Đinh và những người có công với đất nước

PV 09:17 20/02/2024

Lễ hội truyền thống động Hoa Lư diễn ra từ ngày mùng 10-13 tháng Giêng âm lịch hằng năm để thể hiện lòng thành kính của Nhân dân địa phương và du khách thập phương đối với vua Đinh và những người có công với đất nước.

ninh-binh-tung-bung-le-hoi-truyen-thong-dong-hoa-lu-162112959.jpg
Rước rồng-một nét đẹp văn hóa tại Lễ hội Thung Lau. Ảnh: Báo Ninh Bình

Ngày 19/2, tại Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia động Hoa Lư, xã Gia Hưng (Gia Viễn) đã tổ chức lễ hội truyền thống động Hoa Lư (hay còn gọi Thung Lau, Thung Ông) với các hoạt động dâng hương và rước kiệu tại Đình Trai, động Hoa Lư và Đền Thung Lá từ ngày mùng 10 đến ngày 13 tháng Giêng để thể hiện lòng thành kính của Nhân dân địa phương và du khách thập phương đối với vua Đinh và những người có công với đất nước.

Hàng năm, ngày mùng 10-13 tháng Giêng tại Di tích lịch sử quốc gia động Hoa Lư và đền Thung Lá sẽ diễn ra Lễ hội truyền thống động Hoa Lư để thể hiện lòng thành kính của nhân dân địa phương, du khách thập phương đối với vua Đinh và những người có công với đất nước.

Lễ hội truyền thống động Hoa Lư được tổ chức long trọng với nhiều nghi lễ cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian như: Cờ lau tập trận, múa lân, hát chèo, thi đấu cờ tướng… tạo không khí tươi vui, phấn khởi đầu xuân cho nhân dân và đông đảo du khách, đồng thời cũng là dịp để phát huy, gìn giữ, quảng bá văn hóa truyền thống quý báu đã có từ lâu đời của cha ông ta.

Động Hoa Lư xưa kia được Đinh Tiên Hoàng đế lấy làm nơi luyện tập binh mã, đánh dẹp và thu phục 12 sứ quân, lập nên nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên của nước ta. Động Hoa Lư được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996.

Nằm giữa động Hoa Lư là ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và hội đồng văn võ triều Đinh, phía sau đền vua Đinh là đền thờ Thánh Nguyễn Minh Không.

Lễ hội động Hoa Lư là hoạt động văn hoá truyền thống lâu đời, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Đây là dịp để người dân và du khách thập phương thành kính dâng hương, nhớ về cội nguồn, ghi nhớ công lao dựng nước và giữ nước, tạo lập làng, xã. Đồng thời cũng là dịp tổ chức giao lưu, vui chơi các hoạt động văn hoá, văn nghệ trên địa bàn.

Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương thành kính dâng hương, nhớ về cội nguồn, ghi nhớ công lao dựng nước và giữ nước, tạo lập làng, xã; phát huy và gìn giữ văn hóa truyền thống quý báu đã có từ lâu đời.

Cùng ngày, tại sới vật Lễ hội Động Hoa Lư, Giải Vật dân tộc tỉnh Ninh Bình năm 2024 được tổ chức, thu hút sự tham gia của hơn 30 đô vật đến từ các huyện, thành phố trong tỉnh, thi đấu ở nhiều hạng cân; vừa giúp người dân có điều kiện rèn luyện thể lực, khuyến khích phong trào tập luyện môn vật tại các địa phương, đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa cổ truyền, biểu dương tinh thần thượng võ của dân tộc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội truyền thống động Hoa Lư tưởng nhớ vua Đinh và những người có công với đất nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO