Văn hóa – Di sản

Khám phá ngã ba Tuần - nơi an giấc nghìn thu của 2 vua, 9 chúa nhà Nguyễn

Hà Oai 29/03/2024 16:12

Khu vực ngã ba Bằng Lãng (xã Hương Thọ, TP Huế) là hợp nguồn tạo thành sông Hương với vị thế đất đặc biệt nên được các vua chúa nhà Nguyễn chọn làm nơi an nghỉ cuối đời.

Cách Kinh thành Huế khoảng 12km về phía Tây, xã Hương Thọ (TP Huế) nằm ở bờ Bắc thượng nguồn sông Hương kéo dài từ thôn Cư Chánh đến thôn Định Môn. Khu vực này hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương gọi là ngã ba Bằng Lãng hay người dân còn có cách gọi khác là ngã ba Tuần.

z5288761832235_23dcb95ffc84d8209874d98de263592a.jpg
Hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương gọi là ngã ba Bằng Lãng (Tuần).

Cùng với vị thế đất đặc biệt là ngã ba Bằng Lãng của dòng sông Hương nên vua Minh Mạng (1791 – 1841) đã chọn địa điểm thôn La Khê và vua Gia Long (1762 – 1820) chọn thôn Định Môn (xã Hương Thọ, TP Huế) làm nơi xây dựng lăng và an nghỉ cuối đời. Lăng vua Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820 mới hoàn thành và lăng vua Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 hoàn thành.

Xã Hương Thọ (TP Huế) ở vị thế đặc biệt nên không chỉ có 2 vị vua chọn nơi an giấc nghìn thu mà 9 chúa nhà Nguyễn cũng chọn khu vực ngã ba Bằng Lãng làm nơi an nghỉ là chúa Nguyễn Hoàng (1600 – 1613), Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765), Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777) nằm ở thôn La Khê, lăng xoay về hướng chính Bắc và hướng Tây Bắc. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635), Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) ở thôn Hải Cát, lăng xoay về hướng Nam và Đông Bắc. Chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1648) nằm thôn Liên Bằng, lăng xoay về hướng Bắc. Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725), Nguyễn Phúc Thái (1650-1691) nằm ở thôn Kim Ngọc, lăng xoay về hướng Đông Nam và Bắc, chúa Nguyễn Phúc Chú (1725 – 1738) nằm ở thôn Định Môn và xoay mặt về hướng chính Bắc.

lang-truong-co.jpg
Lăng Trường Cơ, tức lăng chúa Nguyễn Hoàng và nằm bên tả ngạn dòng Tả Trạch (trị ví từ năm 1558 – 1613).
lang-truong-dien.jpg
Lăng Trường Diễn, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Nguyên và cách bờ sông Hương khoảng 350m (trị vì từ năm 1613 – 1635).
lang-truong-dien(1).jpg
Lăng Trường Diên, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Lan (1601-1648) nằm bên tả ngạn gần dòng Hữu Trạch và cách bờ sông gần 2km (trị vì từ năm 1635 – 1648).
lang-truong-hung.jpg
Lăng Trường Hưng, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) hay còn gọi là lăng Chín Chậu, cách bờ sông Hương khoảng 800m (trị vì từ năm 1648 – 1687).
lang-truong-mau.jpg
Lăng Trường Mậu, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Thái và cách bờ sông Tả Trạch chừng 1,5 km trên một quả đồi cao, trước mặt lăng có hồ rộng (trị vì từ năm 1687 – 1691).
lang-truong-thanh.jpg
Lăng Trường Thanh, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Chu thuộc tả ngạn dòng Tả Trạch và trước mặt lăng có đồng ruộng (trị vì từ năm 1691 – 1725).
lang-truong-phong.jpg
Lăng Trường Phong, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Chú - Thụ (1697-1738) nằm bên cạnh khe Trường Phong và cách bờ sông Hương gần 2km (trị vì từ năm 1725 – 1738).
lang-truong-thai.jpg
Lăng Trường Thái, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) trước mặt lăng là đồng ruộng (trị vì từ năm 1738 – 1765).
lang-truong-thieu.jpg
Lăng Trường Thiệu, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Thuần (1754-1777) cách bờ sông khoảng 400m (trị vì từ năm 1765 – 1777).

Điều đặc biệt, các lăng của chúa Nguyễn được xây dựng về cơ bản tương tự như nhau về quy mô và cấu trúc. Các lăng đều nằm ở phía tây, tây nam Kinh thành Huế và dọc bờ sông Hương. Mỗi lăng đều có 2 lớp tường thành hình chữ nhật bao bọc vòng ngoài xây bằng đá bazan nhưng phần mũ thành xây bằng gạch vồ, vòng trong xây hoàn toàn bằng gạch.

Phần mộ của các chúa Nguyễn đều xây thấp phẳng với 2 tầng và theo lối giật cấp. Trước mộ có hương án, sau cổng có bình phong trang trí long mã và rồng. Sau lưng mộ cũng có bình phong trang trí rồng cùng kiểu và ghép nổi mành sành sứ hoặc đắp nổi vôi vữa.

Hiện nay, để thu hút du khách cũng như người dân đến 9 lăng của chúa nhà Nguyễn ở khu vực ngã ba Bằng Lãng, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được đầu tư xây dựng đường bê tông từ lăng ra đến các đường chính để tạo thuận lợi cho du khách khám phá tham quan hay dâng hương, tìm hiểu lịch sử cũng như giáo dục di sản. Bên cạnh đó, việc đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhằm thu hút khách tham quan tại các lăng chúa Nguyễn./.

Bài liên quan
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
(0) Bình luận
  • Hỏa dược khố, Quan Tượng Đài triều Nguyễn như bị “lãng quên” ở phía Tây Nam Kinh thành Huế
    Hỏa dược khố và Quan Tượng Đài của triều Nguyễn ít khách đến tham quan, chiêm ngưỡng do bị khóa cổng khiến 2 di tích như bị “lãng quên” ở phía Tây Nam Kinh thành Huế.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”: Kí ức nghệ thuật giữa lửa đạn chiến tranh
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc cuốn sách “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”. Đây là một art book gồm những kí họa, tranh màu nước, thơ và thư từ của các họa sĩ - chiến sĩ được sáng tác ngay giữa chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm do Sherry Buchanan và Nam Anandaroopa Nguyen biên soạn, dịch giả Phan Thanh Hảo chuyển ngữ sang tiếng Việt.
  • Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước
    Sáng 25/4/2025, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi dậy hào khí của Đại thắng mùa Xuân 1975
    Thông tin từ Bảo tàng Hồ Chí Minh (19 Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 23/4 đến 10/8/2025, Bảo tàng mở trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” nhằm Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • Hội phụ nữ quận Ba Đình tổ chức chương trình“Đất nước trọn niềm vui”
    Hòa chung vào không khí cả nước hân hoan, tự hào kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chương trình văn nghệ “Đất nước trọn niềm vui", chung khảo Hội thi “Phụ nữ Thủ đô khỏe đẹp - chào kỷ nguyên mới” là sự tri ân, lời hứa của thế hệ hôm nay với thế hệ đi trước.
  • Ngành giáo dục Thủ đô đẩy mạnh tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
    Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Vương Hương Giang vừa ký ban hành hướng dẫn tuyên truyền 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trong các nhà trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố. Chủ đề tuyên truyền là “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước”.
Đừng bỏ lỡ
Khám phá ngã ba Tuần - nơi an giấc nghìn thu của 2 vua, 9 chúa nhà Nguyễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO