Văn hóa – Di sản

Tháp Bà Pô Nagar nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Việt Thương 14:28 11/07/2025

Di tích Tháp Bà Ponagar có niên đại xây dựng từ khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 13, hiện còn bảo lưu 14 đạo sắc phong và 28 đơn vị minh văn trên các bia ký cùng nhiều hiện vật quý hiếm. Đặc biệt, tượng nữ thần Ponagar/Thiên Y A Na được đánh giá là đỉnh cao nghệ thuật tạo hình điêu khắc, phản ánh bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm.

thap-ba-ponagar.jpg
Tháp Bà Pô Nagar nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Tối 10/7, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar và Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tri thức khai thác và chế biến trầm hương Khánh Hòa.

Trước đó, ngày 17/1/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 152/QĐ-TTg về việc xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bà Pô Nagar là Di tích quốc gia đặc biệt.

Tiếp đó, ngày 3/6/2025, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ký Quyết định số 1651/QĐ-BVHTTDL công bố đưa “Tri thức khai thác và chế biến trầm hương Khánh Hòa” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian.

Tháp Bà Ponagar có niên đại xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, là một quần thể kiến trúc Chăm cổ đặc sắc gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y A Na; được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1979. Nơi đây không chỉ bảo tồn nhiều giá trị lịch sử, nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng Chăm - Việt. Năm 2012, Lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trải qua thăng trầm lịch sử, di tích Tháp Bà Ponagar ngày càng được quan tâm đầu tư, bảo tồn bài bản, phát huy rõ nét vai trò là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu tiêu biểu không chỉ của Khánh Hòa mà còn của cả khu vực Nam Trung Bộ. Tháp Bà còn diễn ra các chương trình biểu diễn định kỳ như "Linh thiêng xứ Trầm", "Trăng soi dáng Tháp", góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tại di tích, mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm giàu bản sắc truyền thống.

Bên cạnh đó, Thánh Mẫu Thiên Y A Na, vị thần được thờ phụng tại Tháp Bà Ponagar, còn là thủy tổ nghề Trầm, được những người làm Trầm hương tôn kính và tri ân qua nhiều thế hệ. Gắn với tín ngưỡng này, nghề Trầm hương ở Khánh Hòa phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm OCOP đa dạng, đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc độc đáo của "Xứ Trầm hương".

Với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt, Tháp Bà Ponagar chính thức được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17-1-2025 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, “Tri thức khai thác và chế biến Trầm hương Khánh Hòa” cũng được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1651/QĐ-BVHTTDL ngày 3-6-2025 của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL.

Tại buổi lễ, cùng với phần nghi thức công bố và đón nhận bằng xếp hạng, bằng chứng nhận, buổi lễ còn có phần biểu diễn nghệ thuật đặc sắc với đại hợp cảnh “Huyền thoại Mẹ xứ sở” và chương trình ca múa nhạc “Tự hào di sản văn hóa nghìn năm”, do 170 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, nhạc công thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Khánh Hòa và các nghệ nhân dân gian biểu diễn./.

Bài liên quan
  • Độc đáo kiến trúc chùa Huyền Không
    Chùa Huyền Không (phường Kim Long, TP Huế) có phong cách kiến trúc độc đáo mới lạ là sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc phật giáo của Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam.
(0) Bình luận
  • Độc đáo kiến trúc chùa Huyền Không
    Chùa Huyền Không (phường Kim Long, TP Huế) có phong cách kiến trúc độc đáo mới lạ là sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc phật giáo của Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam.
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Góc nhìn đa chiều và sâu sắc của một học giả Nhật về Việt Nam
    Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc góc nhìn của một học giả nước ngoài về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sbooks phát hành cuốn sách “Việt Nam - Một góc nhìn từ Nhật Bản” của GS.TS. Furuta Motoo. Không chỉ thể hiện tầm vóc học thuật, cuốn sách còn là sự kết tinh của gần 50 năm gắn bó, nghiên cứu nghiêm túc và đầy tâm huyết của một học giả Nhật Bản dành cho đất nước hình chữ S.
  • Ra mắt sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh
    Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) phối hợp cùng NXB Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt độc giả cuốn sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh. Cuốn sách thuộc thể loại tâm lý ứng dụng, tập trung giải mã các biểu hiện tâm lý cực đoan, các hội chứng rối loạn thường gặp và hướng dẫn người đọc thực hành phương pháp Inner Role Therapy – Trị liệu nội vai.
  • Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.
  • Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Phong trào "Bình dân học vụ số"
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trương Việt Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 8/7/2025 về việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" và Phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Trưng bày “30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ” và trao trả hồ sơ chứng tích chiến tranh
    Nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ (1995 - 2025) và 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025) Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức Trưng bày tài liệu “30 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ” và trao hồ sơ chứng tích chiến tranh cho các gia đình liệt sĩ và các cựu chiến binh.
Đừng bỏ lỡ
Tháp Bà Pô Nagar nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO