Văn hóa – Di sản

Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên

Hà Oai 28/03/2024 20:20

Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.

Trấn Bình Môn xuống cấp, ít người qua lại

Kinh thành Huế là di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Di tích Kinh thành Huế được khởi công xây dựng năm 1805 dưới thời vua Gia Long và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Theo thống kê có 13 cổng ra vào Kinh thành Huế và trong đó có 10 cổng đường bộ, 2 đường thuỷ, 1 cổng phụ tên Trấn Bình Môn.

z5285667164345_df3080284ea96ed5a6961f0acc296da6.jpg
Trấn Bình Môn được xây dựng vào năm 1836.

Theo tìm hiểu được biết, Trấn Bình Môn được xây dựng vào năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng thuộc vòng tường thành Kinh thành Huế và không phải cửa thông ra ngoài thành mà là thông đến Trấn Bình Đài (pháo đài phòng thủ của Kinh thành huế). Trấn Bình Môn được mở ra ở giữa đoạn thành nối hai pháo đài Bắc Định và Đông Bình (Kinh thành Huế ) lại với nhau.

Năm 1885, quan đại thần Tôn Thất Thuyết chỉ huy 20.000 quân tập kích vào đồn Mang Cá tấn công 1.400 quân Pháp, cuộc tấn công thất bại và Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rút về thành Tân Sở (Quảng Trị) và ban chiếu Cần Vương. Một năm sau, Toàn quyền Pháp ép nhà Nguyễn nhường thêm một khu đất tiếp giáp ở trong Kinh thành Huế để quân đội Pháp xây dựng doanh trại, đồn bốt và người dân Cố đô Huế gọi khu mở rộng là Mang Cá.

Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 đồn Mang Cá cũng là một trong những điểm giao tranh ác liệt. Sau năm 1975, khu vực đồn Mang Cá Lớn trở thành doanh trại Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trong khi một phần Mang Cá Nhỏ trở thành khu dân cư và phần còn lại bị bỏ hoang.

Theo ghi nhận của PV Tạp chí Người Hà Nội cho thấy, Trấn Bình Môn nằm phía sau Bệnh viện Quân y 268 Huế và gần đường Mang Cá Nhỏ (phường Phú Bình, TP Huế) khá hoang vắng và hầu như không ai lui tới. Trấn Bình Môn là một trong 13 cổng ra vào trong hệ thống Kinh thành Huế nhưng có thể là cửa phụ nên gần như bị lãng quên, xuống cấp… với mái lập, các cửa gỗ bị hư hỏng và cỏ dại mọc kín…

z5285667022217_3afd3f219023747865b701b3ecb78666.jpg
Mái lập và các cửa phía trên Trấn Bình Môn bị xuống cấp hư hỏng theo thời gian.
z5285667173682_4b0e7407497d8459d6321c69bb6c6579.jpg
Tường và dưới chân tường cỏ dại mọc kín (bên phải nhìn từ ngoài vào).
z5285667123831_b9f391fc067ce5972404da5dca391bcb.jpg
Tường phía bên trái (nhìn vào) cũng đang bị ảnh hưởng theo thời gian khiến một số gạch vỡ, có lỗ trên tường.
z5285667134030_2833105bd5345221f40348ea264e8401.jpg
Để đi vào được Trấn Bình Môn phải qua cống.
z5285667046363_b1903dcc66802c2b104374c9d0294027.jpg
Hai cách cửa Trấn Bình Môn đã hư hỏng.

Di dời dân ra khỏi khu vực Kinh thành

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Dự án Di dời dân cư giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế giai đoạn 1 (2019 - 2023) đã triển khai cơ bản việc đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng phạm vi di tích Kinh thành Huế gồm 11 khu vực với khoảng hơn 5.000 hộ dân, xây dựng 10 khu tái định cư với tổng diện tích gần 83 ha. Giai đoạn 2 (2023 - 2025) tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng đối với khoảng 1.287 hộ dân ở 19 khu vực di tích.

Theo đó, có hơn 1.700 hộ dân ở Hộ Thành Hào và tuyến phòng lộ sẽ được di dời với tổng kinh phí 455 tỷ đồng, 210 hộ ở hồ Tịnh Tâm di dời với tổng kinh phí dự kiến 80 tỷ đồng, Trấn Bình Đài có 165 hộ phải trả lại mặt bằng với kinh phí khoảng 52 tỷ đồng và khu vực tiếp giáp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế với 198 hộ dân di dời với kinh phí 139 tỷ đồng. Ngoài ra, hơn 1.000 hộ dân sống ở khu vực đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế) cũng được kiểm kê để di dời và thu hồi đất với kinh phí 213 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành thực hiện di dời dân cư Kinh thành Huế, hệ thống Kinh thành Huế và trong đó có Trấn Bình Môn sẽ được trả lại đúng hiện trạng đúng với giá trị văn hoá, lịch sử của di tích. Hiện nay, Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế đang được tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai di dời dân cư và thi công dọn dẹp vệ sinh để hoàn trả mặt bằng cho Kinh thành Huế.

Tuy nhiên, hiện nay khu vực Hộ Thành Hào (khu vực nằm ở mặt ngoài và phía dưới chân tường thành của Kinh thành Huế) và Trấn Bình Đài thuộc Dự án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế (giai đoạn 2019 - 2023) đến nay vẫn còn hàng trăm hộ dân đang sinh sống trong những ngôi nhà chật hẹp, tạm bợ, chưa đồng ý với phương án tái định cư. Cụ thể, khu vực Eo Bầu còn hơn 90 hộ, Hộ Thành Hào còn khoảng gần 600 hộ dân… chưa di dời để trả mặt bằng mà vẫn “bám trụ” khiến dự án bị ảnh hưởng, chưa thể bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO