Chính sách & Quản lý

Tu bổ, tôn tạo kè Hộ Thành hào ở Kinh thành Huế

Hải Đô (t/h) 20:17 09/01/2024

Đây là hạng mục thuộc dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế- Hợp phần tu bổ, tôn tạo di tích” đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế điều chỉnh.

166143ke-ho-thanh-hao-3-1-.jpg
Tu bổ, tôn tạo kè Hộ Thành hào ở Kinh thành Huế (ảnh: báo Văn hoá)

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết sẽ tiến hành tu bổ, tôn tạo hệ thống kè Hộ Thành hào ở mặt Đông di tích Kinh thành Huế. Theo đó, có gần 1.400 m kè, đoạn từ Eo bầu Đông Thái Đài đến cống Thanh Long được tu bổ trong đợt này.

Đây là hạng mục thuộc dự án “Báo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế- Hợp phần tu bổ, tôn tạo di tích” đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế điều chỉnh. Theo đó, hạng mục tu bổ, tôn tạo hệ thống kè Hộ Thành hào đoạn từ Eo bầu Đông Thái Đài đến cống Thanh Long có mức đầu tư gần 45 tỷ đồng, được thi công trong vòng gần 3 năm, dự kiến từ tháng 2/2024 đến tháng 12/2026.

Dự án do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư và Phân viện Khoa học Công nghệ xây dựng miền Trung - Viện Khoa học Công nghệ xây dựng thi công.

Theo đó, hạng mục tu bổ, tôn tạo hệ thống kè Hộ Thành hào đoạn từ Eo bầu Đông Thái Đài đến cống Thanh Long có mức đầu tư gần 45 tỉ đồng, được thi công trong vòng gần 3 năm, dự kiến từ tháng 2.2024 đến tháng 12.2026. Dự án do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư và Phân viện Khoa học Công nghệ xây dựng miền Trung - Viện Khoa học Công nghệ xây dựng thi công.

Phạm vi dự án là tuyến kè dọc Hộ Thành hào dài 1.395m, với việc triển khai nội dung như: bao che khu vực thi công bằng thép ống và bạt; phát quang, dọn dẹp rác thải, cây cối và hoàn trả mặt bằng trên tuyến Phòng Lộ và Hộ Thành hào; đắp đê quai, hút nước phục vụ công tác thi công; tháo dỡ những đoạn kè hiện trạng bị hư hỏng, mất liên kết và tiến hành phân loại, vệ sinh đá nguyên gốc sau khi hạ giải thân kè; tiến hành gia cường nền móng, với đế móng được gia cố bằng cọc tre, lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông cốt thép (mác 250) dày 40cm…

Việc phục hồi kè đá bằng cách tận dụng tối đa đá gan gà nguyên gốc còn khả năng sử dụng để tu bổ, tôn tạo mặt ngoài thân kè; sử dụng kỹ thuật xây kè có vữa liên kết các khối đá, tạo mạch vữa lõm từ 7-10cm ở mặt ngoài thân kè và xếp đá khan dày 50cm mặt sau thân kè; đồng thời bảo tồn, tu bổ và gia cố các đoạn kè nguyên trạng còn tương đối tốt. Ngoài ra, dự án cũng sẽ tiến hành đắp đê quai, hút nước, nạo vét Hộ Thành hào và đắp đất màu cho tuyến Phòng Lộ.

Viêc triển khai tu bổ, tôn tạo tuyến kè dọc Hộ Thành hào ở mặt Đông của Kinh thành Huế góp phần phát huy giá trị di tích Kinh thành Huế; tạo cảnh quan, thẩm mỹ, tạo điểm nhấn để phát triển du lịch./.

Bài liên quan
  • Quy hoạch chùa Thầy và núi đá Sài Sơn
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 5/1/2024 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá (xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Tu bổ, tôn tạo kè Hộ Thành hào ở Kinh thành Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO