Đời sống văn hóa

Tái hiện nghi lễ vua Quang Trung lên ngôi tại núi Bân

Việt Thương 09:34 07/01/2024

Tối 6/1, tại khu di tích núi Bân (phường An Tây, TP Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức dâng hương và tái hiện nghi lễ Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

235-nam-quang-trung-len-ngoi-hoang-de-7-1704554981898308586196.jpg
Tái hiện nghi lễ vua Quang Trung lên ngôi tại núi Bân (ảnh: TQ)

Mở đầu tái hiện nghi lễ, một bô lão đọc bố cáo tình hình đất nước loạn lạc, giặc Thanh xâm chiếm, cần một vị minh quân cứu nước. Vua Quang Trung lên ngôi là "ứng mệnh trời, thuận lòng người". Sau đó là hoạt cảnh nhà vua chỉ huy binh sĩ Tây Sơn diễn tập, rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long vào dịp Tết Kỷ Dậu (năm 1789).

Lễ lên ngôi được tái hiện lần đầu năm 2008 tại núi Bân sau khi tượng đài vua Quang Trung hoàn thành. Từ đó, ngày 25/11 âm lịch hàng năm, chính quyền thành phố Huế tổ chức lễ dâng hương tri ân, tưởng nhớ anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Theo tư liệu lịch sử, cách đây đúng 235 năm, khi nghe tin 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta, đánh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ khẩn cấp hội bàn với các tướng sĩ và quyết định lên ngôi Hoàng đế để quy tụ lòng dân.

Tại núi Bân, ngày 22.12.1788 (tức ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân), Bắc Bình vương Nguyễn Huệ cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc phá tan 29 vạn quân Thanh. Đây là một cuộc hành quân thần tốc mang lại chiến thắng đi vào lịch sử. Sau chiến thắng này, suốt hơn 10 năm sau đó (1789 - 1801), Phú Xuân trở thành kinh đô dưới thời Tây Sơn và là trung tâm chính trị, nơi hội tụ nhân tài, vật lực và tinh hoa của đất nước.

Chương trình nghệ thuật tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung đã diễn ra sinh động và ý nghĩa với 4 phần, gồm: hội binh, lễ lên ngôi, xuất binh- đánh trận, khúc khải hoàn tái hiện toàn bộ quá trình lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung từ cảnh kêu gọi các tầng lớp nhân dân khởi binh, đến lễ lên ngôi, xuất binh đánh trận và kết thúc với không khí mừng chiến thắng.

Chương trình nghệ thuật được tổ chức quy mô, với lực lượng diễn viên hùng hậu đến từ Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế, các đơn vị tại TP.Huế... khiến người xem mãn nhãn./.

Bài liên quan
  • Xây dựng tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954
    Ngày 2/1, tại khu vực bờ Nam sông Ông Đốc (Khóm 6B, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Lễ khởi công xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954. Đây là một trong những công trình chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
(0) Bình luận
  • Chương trình trải nghiệm đặc biệt “Huyền thoại tuổi thanh xuân”
    Nhằm lan tỏa lòng yêu nước, tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu của người phụ nữ Việt Nam thời kháng chiến, đồng thời tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử đến các tầng lớp nhân dân và thế hệ trẻ, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp tục tổ chức chương trình trải nghiệm đặc biệt “Huyền thoại tuổi thanh xuân”.
  • Đặc sắc Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động quận Ba Đình năm 2024
    Với chủ đề “CNVCLĐ quận Ba Đình tự hào tiến bước theo Đảng”, tối 4/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024.
  • Khánh thành bức Phù điêu tác phẩm "Bài ca Chiến thắng"
    Bức Phù điêu tác phẩm “Bài ca Chiến thắng” của tác giả Nguyễn Đức Luận, được đặt tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, có chiều cao 2,7m, rộng 3,7m, với điểm nhấn là hình ảnh đoàn quân chiến thắng, hình ảnh nhân dân các dân tộc Tây Bắc tay cầm cờ, hoa vui mừng chào đón bộ đội Cụ Hồ...
  • Tháng 5 "Theo dấu chân Người" ở Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 02 - 31/5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người”, các hoạt động hàng ngày, cuối tuần hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Triển lãm "Hào khí Điện Biên - Một thiên sử vàng"
    Tư liệu, hình ảnh được tập trung vào 3 phần, gồm: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, “Cuộc chiến 56 ngày đêm chấn động địa cầu”, “Quảng Nam - Đà Nẵng chia lửa cùng Điện Biên”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tái hiện nghi lễ vua Quang Trung lên ngôi tại núi Bân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO