Đời sống văn hóa

Xây dựng tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954

Hải Đô 19:38 04/01/2024

Ngày 2/1, tại khu vực bờ Nam sông Ông Đốc (Khóm 6B, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Lễ khởi công xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954. Đây là một trong những công trình chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

majq4ayr.png
Mô hình tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954

Ngày 2.1, tại khu vực bờ Nam sông Ông Đốc (Khóm 6B, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.

Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cửa biển Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc) được chọn làm bến tập kết để đưa bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc.

Sự kiện này được xem là cuộc chuyển dịch lực lượng có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Cụm công trình do Ban Quản lý dự án Xây dựng công trình giao thông Cà Mau làm chủ đầu tư nằm phía bờ Nam cửa sông Ông Đốc, thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau có tổng diện tích 10,8 ha, tổng mức đầu tư trên 176,3 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Cụm công trình bao gồm tượng đài cách điệu chiếc tàu (dài 25m, cao 10,5 m, rộng 8,5 m), bên thân tàu có các bức phù điêu; khu vực tổ chức sự kiện; cầu cạn; đường giao thông đấu nối vào tượng đài; bãi đậu xe và hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan. Cụm công trình sẽ kết hợp với các dự án kè bảo vệ bờ biển, cảng thủy nội địa để phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Sông Đốc là cửa biển lớn nhất và sầm uất nhất tỉnh Cà Mau. Cửa Sông Đốc cũng là một trong ba điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam bộ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Nối thông đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó đến Mũi Cà Mau năm 2025
    Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành các dự án thành phần đường Hồ Chí Minh với chiều dài gần 170km vào năm 2025 nhằm cơ bản nối thông từ Cao Bằng đến Cà Mau.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO