Đời sống văn hóa

Trưng bày các tác phẩm văn học công nhân được giải thưởng từ năm 1953 - 2023

Việt Thương 26/12/2023 16:40

Trưng bày sách “Văn học công nhân và những tác phẩm được giải của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam (1953-2023)” là trưng bày sách về văn học công nhân lần đầu tiên được tổ chức. Các tác phẩm được giới thiệu có hệ thống theo thời gian và theo chuyên đề văn học, với 4 giai đoạn: 1953-1965; 1966-1975; 1976-1987; 1988-2023.

6-giai-thuong-van-ho.jpg

Chiều 25/12, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc trưng bày sách "Văn học công nhân và những tác phẩm được giải của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam".

Phát biểu tại lễ khai mạc trưng bày, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Vũ Mạnh Tiêm cho biết, 10 ngày trưng bày những tác phẩm này là hoạt động ý nghĩa với công đoàn và công nhân Việt Nam. Giai cấp công nhân đã ra đời hơn 100 năm. Tổ chức công đoàn Việt Nam cũng đã hoạt động 94 năm.

Cũng theo ông Vũ Mạnh Tiêm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mong muốn các tác phẩm có thể được chuyển hóa thành các sản phẩm truyền thông đa phương tiện hoặc dựng thành phim, gần gũi với độc giả, khán giả cả nước.

Hiện nay, cả nước có khoảng 26 triệu công nhân viên chức. Tuy nhiên, đời sống công nhân vẫn còn nhiều vấn đề, nhất là 6 triệu công nhân ở các khu công nghiệp, vẫn còn thiếu thốn về đời sống vật chất và tinh thần.

Sau 2 năm tổng kết Cuộc thi sáng tác văn học về công nhân, công đoàn, đã có 13 tác phẩm truyện ngắn, 11 tiểu thuyết được vinh danh. Tổng Liên đoàn Lao Động mong muốn trên cơ sở các tác phẩm này, ta có thể chuyển hóa thành các sản phẩm truyền thông, đa phương tiện hoặc dựng thành phim”.

Phát biểu tại sự kiện, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Công nhân (Hội Nhà văn Việt Nam) cho biết: Đề cương văn hóa Việt Nam của Đảng ta năm 1943 đã xác định ba nguyên tắc cơ bản của nền văn hóa dân tộc là: Dân tộc hóa, Đại chúng hóa và Khoa học hóa. Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng lãnh đạo. Và văn học công nhân là chuyên đề văn học dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhà thơ Lê Tuấn Lộc thông tin, mầm mống của văn học công nhân đã có từ năm 1934 với tiểu thuyết “Lầm than” (Lan Khai) viết về thợ mỏ. Nhưng phải đến cuối năm 1952 mới có giải thưởng văn học. Tháng 4/1953, Giải thưởng văn học được công bố, tiểu thuyết “Vùng mỏ” (Võ Huy Tâm) đạt giải Nhất và được xuất bản ngay năm 1953. Chuyên đề văn học công nhân bắt đầu từ đó.

Đến năm 2023, sau giải thưởng về văn học công nhân phát động từ 2021 đến 2023, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức, tổng kết ngày 26/11/2023, văn học công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã qua một chặng đường dài 70 năm (1953-2023).

Trưng bày sách “Văn học công nhân và những tác phẩm được giải của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam (1953-2023)” là trưng bày sách về văn học công nhân lần đầu tiên được tổ chức, tập hợp các tác phẩm về đề tài văn học công nhân qua các kỳ giải thưởng được sắp xếp có hệ thống theo thời gian và theo chuyên đề văn học, với 4 giai đoạn: 1953-1965; 1966-1975; 1976-1987; 1988-2023.

Tại buổi lễ, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã chúc mừng và ghi nhận những thành tựu mà mảng sách văn học công nhân đạt được, dù phải trải qua nhiều năm thăng trầm nhưng đã đạt được những giải thưởng lớn.

Trưng bày sẽ diễn ra từ ngày 25/12 đến 5/01/2024./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
  • Hà Nội điều chỉnh lộ trình và tần suất hàng loạt các tuyến xe buýt từ 1/4
    Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng công ty từ ngày hôm nay (1/4).
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày các tác phẩm văn học công nhân được giải thưởng từ năm 1953 - 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO