Đời sống văn hóa

“Hội Xuân Giáp Thìn 2024”: Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hấp dẫn

Phạm Hoa 16:22 31/12/2023

Nhân dịp chào năm mới 2024 và đón Tết cổ truyền Giáp Thìn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức “Hội Xuân Giáp Thìn - 2024” với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn.

Theo đó, sự kiện diễn ra từ ngày 26/1/2024 đến ngày 1/2/2024 (ngày 16 đến 22 tháng Chạp) tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 phố Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội). “Đây là hoạt động văn hóa chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Giáp Thìn”, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, nhấn mạnh.

giap-thin.jpg
“Hội Xuân Giáp Thìn - 2024” sẽ có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hấp dẫn. (Ảnh minh họa).

Thông qua sự kiện này nhằm giới thiệu tôn vinh giá trị những nét đẹp văn hóa truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của cộng đồng 54 dân tộc anh em ở khắp vùng miền trong cả nước; tạo không khí vui tươi phấn khởi cho nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận mua sắm, vui chơi, giải trí lành mạnh trong dịp Tết đến xuân về. Đây cũng là nơi các tập thể, cá nhân quảng bá thương hiệu, trưng bày, giới thiệu sản phẩm phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán.

Tại “Hội Xuân Giáp Thìn - 2024” sẽ diễn ra nhiều cuộc triển lãm hấp dẫn, đặc sắc. Có thể kể đến triển lãm “Vũ điệu Bách Long” trưng bày 100 tác phẩm độc bản, thể hiện linh vật rồng bằng gốm phù điêu, vừa tái hiện văn hóa truyền thống thuần Việt, vừa thể hiện khát vọng bình yên của con người trước sức mạnh của thiên nhiên.

“Vũ điệu Bách Long” bao gồm 3 nội dung chính: Rồng đắp phù điêu trên các dáng độc bình khác nhau với nhiều kích cỡ khổ lớn; “Rồng hóa” bằng cách điệu voc dáng qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông gắn với những vẻ đẹp của bốn loại cây và hoa như Tùng, Cúc, Trúc, Mai và Điêu khắc rồng mang các thông điệp ý nghĩa thể hiện khát vọng bình yên, gửi gắm ước mong phúc khí, thời vận đi lên mong muốn của con người về những điều may mắn, tốt đẹp “Thiên thời địa lợi” trong năm mới Giáp Thìn.

bach-long.jpg
Nghệ nhân Phạm Văn Tuyên (Thành phố Hải Phòng) bên tác phẩm trong bộ “Vũ điệu Bách Long” sẽ được giới thiệu tại “Hội Xuân Giáp Thìn - 2024”.

Tại Hội Xuân Giáp Thìn còn có triển lãm tranh “Hóa Rồng”, hình ảnh Rồng trong tranh và áo dài Việt Nam, trưng bày bộ sưu tập tranh vẽ chủ đề Rồng trên chất liệu mo cau nhiều nhất Việt Nam của họa sĩ Hoàng Trúc, trưng bày các tác phẩm tranh vẽ về Rồng của các họa sĩ trong quá khứ và hiện tại và hình ảnh Rồng trên các áo dài Việt Nam xưa và nay. Trong khi đó, triển lãm “Chợ phiên Di sản” trưng bày sản phẩm của các địa phương đang phát triển Du lịch Di sản văn hóa; Các bức thư pháp Sen và Rồng chào đón năm Giáp Thìn nhằm tôn vinh Di sản văn hóa Việt Nam.

Trưng bày giới thiệu gốm với chủ đề “Tinh hoa từ trời đất” giới thiệu nét tinh hoa của làng nghề gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc) với những sản phầm gốm sành mang đặc trưng thô, mộc có màu đất nung cháy. Những sản phầm gốm gia dụng nổi tiếng lâu đời như vò, vại, chum sành, hũ, lọ,...; gốm thủ công mỹ nghệ như các loại bình hoa, nậm, bầu đựng rượu, độc bình, vật dụng trang trí, chao đèn, con giống; gốm xây dựng với phù điêu, họa tiết trang trí phong phú và đa dạng.

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm gốm sứ Giang Cao (Hà Nội) với nhiều chủng loại đa dạng, nhiều màu sắc, chất lượng độc đáo mang đậm nét văn hóa dân tộc. Nhiều dòng gốm đang thu hút sự chú ý của khách hàng trong và ngoài nước như gốm men giả đá, men rạn, men co, men ngọc... được thể hiện trên các loại sản phẩm như lọ hoa, tượng, con giống, mảng tranh gốm, đồ thờ; trong gốm ứng dụng cho kiến trúc và mỹ thuật, nổi bật là ngói âm dương và nghệ thuật mosaic gốm (nghệ thuật ghép mảnh gốm).

gom.png
Sản phẩm gốm sứ Giang Cao (Hà Nội) sẽ được trưng bày, giới thiệu tại Hội Xuân Giáp Thìn 2024.

Trưng bày sản phẩm gốm Chu Đậu (Hải Dương) với nét đẹp hoàn hảo từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí … được vẽ, khắc, họa, đắp nổi hài hòa, tinh xảo. Họa tiết, hoa văn trên gốm Chu Đậu thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng như cảnh mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa, đàn cá bơi dưới nước, mái nhà tranh ven sông…

Hội Xuân Giáp Thìn 2024 còn có không gian thư pháp giới thiệu những bức thư pháp về mùa Xuân, về Tết góp cho phong vị của ngày xuân càng thêm đậm đà. Đây là nơi dành cho du khách cũng như những người yêu thích muốn tìm hiểu và khám phá về nghệ thuật thư pháp và cũng là nơi các ông đồ tặng chữ đầu xuân. Ngoài ra còn có “Không gian Trà Việt”, hướng dẫn gọt hoa thủy tiên đón Tết.

hoa.jpg
Thí sinh Hoa hậu Du lịch thế giới 2022 trải nghiệm Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) đón năm mới và Tết cổ truyền 2023. (Ảnh minh họa).

Hoạt động tại sự kiện này còn đáng chú ý với “Hội Hoa Xuân” trưng bày và bán các loại hoa đào, quất, Cây cảnh Bon Sai, khu trưng bày và bán các loại hoa lan quý như phi điệp, lan trúc, ngọc điểm, giáng hương…

Hoạt động giao lưu, văn hóa nghệ thuật diễn ra liên tục từ ngày 26/1 – 30/1/2024 với điểm nhấn Lễ Khai mạc “Hội Xuân Giáp Thìn - 2024”, chương trình thời trang thiếu nhi với chủ đề “Đón Xuân”; chương trình giao lưu nghệ thuật, vinh danh chủ nhiệm các Câu lạc bộ nghệ thuật thiếu nhi và Gala “Chào năm mới 2024”; chương trình nghệ thuật “Đất nước vào Xuân”; vũ hội “Xuân Giáp Thìn”... ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính năm 2024
    Đây là hoạt động mở đầu trong chuỗi các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.
  • Huế: Hơn 16.500 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024
    Từ khi phát động đến nay Ban tổ chức đã nhận được 16.358 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và 265 bài dự thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024 từ các em học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 700 liền anh, liền chị tham gia Liên hoan các làng Quan họ Bắc Ninh
    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất - 2024.
  • Triển lãm tôn vinh “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”
    Giới thiệu hơn 150 tài liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến công chúng tại triển lãm “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • ‏Những ấn tượng khó quên từ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì Tầm Vóc Việt
    Ngày 15/11, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập. Bên cạnh dấu ấn những thành tựu vì cộng đồng qua suốt một thập kỷ của Quỹ từ thiện xã hội này, người tham dự còn ấn tượng với chương trình nghệ thuật chào mừng đặc sắc. Điểm đặc biệt của chương trình là 12 tiết mục nghệ thuật đều có sự tham dự không kém phần chuyên nghiệp của các nghệ sĩ “nhí” đến từ trường TH School.‏
Đừng bỏ lỡ
“Hội Xuân Giáp Thìn 2024”: Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hấp dẫn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO