Văn hóa – Di sản

Sự xuống cấp theo thời gian của hai lăng chúa Nguyễn

Hà Oai 06/04/2024 07:44

Lăng Trường Thiệu và Trường Thái bị xuống cấp theo thời gian và chưa được đầu tư trùng tu tôn tạo để phát huy giá trị, thu hút du khách.

Khu vực ngã ba Bằng Lãng (xã Hương Thọ, TP Huế) với vị thế đất đặc biệt nên được 2 vua, 9 chúa nhà Nguyễn lựa chọn nơi an nghỉ cuối đời. Trong đó, vua Minh Mạng (1791 – 1841) xây dựng Hiếu Lăng (1840 – 1843) và Gia Long (1762 – 1820) là Thiên Thọ Lăng (1814 – 1820) với hệ thống những công trình kiến trúc độc đáo đạt đến đỉnh cao nghệ thuật xây dựng dưới triều nhà Nguyễn.

Từ trước đến nay, các lăng tẩm của vua ở Thừa Thiên Huế rộng lớn với hệ thống nhiều công trình ở bên trong uy nghiêm, bề thế cùng cảnh quan sơn thủy hữu tình và được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm tôn tạo trùng tu và đầu tư xây dựng khi bị xuống cấp nên du khách đến tham quan, tìm hiểu… thường hay đến các lăng vua trước hoặc thu hút, hấp dẫn hơn đối với du khách. Bên cạnh đó, các lăng của các chúa nhà Nguyễn đường đi đến khó khăn nên ít người biết đến hoặc không hấp dẫn du khách thập phương.

tuyen-duong-be-tong-dan-vao-lang-truong-mau-xa-huong-tho-tp-hue-.jpg
Tuyến đường bê tông dẫn vào lăng Trường Mậu (xã Hương Thọ, TP Huế).

Theo đó, mới đây tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư xây dựng đường bê tông nối từ các trục đường chính đến ngay trước cổng lăng để thuận lợi cho du khách cũng như người dân đến tham quan, dâng hương, tìm hiểu… các lăng của chúa Nguyễn về quy mô và cấu trúc được xây dựng về cơ bản tương tự như nhau gồm có 2 lớp tường thành hình chữ nhật bao bọc vòng ngoài xây bằng đá bazan, phần mũ thành xây bằng gạch vồ, vòng trong xây hoàn toàn bằng gạch. Tuy nhiên, hiện nay có một số lăng đã bị xuống cấp theo thời gian vẫn chưa được đầu tư trùng tu, bảo tồn giá trị…

Theo ghi nhận của PV Tạp chí Người Hà Nội cho thấy, bên trong lăng Trường Hưng (tức lăng chúa Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) hay còn gọi là lăng Chín Chậu ở thôn Hải Cát) cỏ mọc um tùm không được phát quang, dọn dẹp và lăng Trường Thiệu (tức lăng chúa Nguyễn Phúc Thuần (1754 - 1777) ở thôn La Khê) đã xuống cấp nghiêm trọng với tường thành phía ngoài và bên trong đã bị nghiêng, bị đổ hoặc bị sụp đổ xuống và xuất hiện nhiều lỗ to xuyên qua thành, phần mũ thành hầu như đã không còn. Tương tự, lăng Trường Thái, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) cũng bị xuống cấp theo thời gian với một số đoạn tường bên trong và bên ngoài hư hỏng, phần mũ thành không còn hoặc phần còn nhưng gạch đã lung lay…

co-moc-um-tum-ben-trong-lang-truong-hung.jpg
Cỏ mọc um tùm bên trong lăng Trường Hưng.
tuong-thanh-lang-truong-thieu-bi-sup-do-gach-xuong-duoi-gan-het.jpg
Tường thành lăng Trường Thiệu bị sụp đổ gạch xuống dưới nền.
phan-mu-thanh-vong-tuong-ben-trong-lang-truong-thieu-da-bi-hu-hong-xuong-cap-theo-thoi-gian.jpg
Phần mũ thành vòng tường bên trong lăng Trường Thiệu đã bị hư hỏng, xuống cấp theo thời gian.
cac-lo-xuyen-qua-tuong-thanh-tai-lang-truong-thieu.jpg
Các lỗ xuyên qua tường thành tại lăng Trường Thiệu.
tuong-thanh-vong-ngoai-o-lang-truong-thieu-da-bi-sup-do-tu-lau-va-co-dai-moc-len-rat-nhieu.jpg
Tường thành vòng ngoài ở lăng Trường Thiệu đã bị sụp đổ từ lâu và cỏ dại mọc lên rất nhiều.
lang-truong-thai-bi-xuong-cap-theo-thoi-gian.jpg
Lăng Trường Thái bị xuống cấp theo thời gian.
mot-doan-tuong-thanh-lang-truong-thai-ben-ngoai-da-bi-mat-phan-mu-thanh.jpg
Một đoạn tường thành lăng Trường Thái bên ngoài đã bị mất phần mũ thành.
phan-mu-thanh-ben-trong-lang-truong-hai-hau-nhu-da-khong-con-.jpg
Phần mũ thành bên trong lăng Trường hái hầu như đã không còn.

Hai lăng chúa Nguyễn đã trải qua hàng trăm năm và bị hư hỏng, xuống cấp theo thời gian là điều hiển nhiên nhưng vẫn cần phải đầu tư trùng tu bởi đây là lăng của các vị tiền nhân có công lao to lớn để lại hậu thế ngày nay.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Sự xuống cấp theo thời gian của hai lăng chúa Nguyễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO