Văn hóa – Di sản

Vẻ đẹp của ngôi chùa thờ vị thiền sư đầu tiên được phong hiệu Quốc sư

Đình Vũ 15:41 07/07/2024

Chùa Non Nước tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự, nằm trong quần thể di tích Đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) không chỉ là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ giữa núi rừng mà nơi đây còn lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời của văn hóa Phật giáo Việt Nam.

z5609264740505_eca18fd4e62917584023805eb16c09d5.jpg
Chùa Non Nước nằm ở độ cao 110m trên dãy núi Sóc , có tầm nhìn rộng và không gian kỳ vĩ.

Nằm trong quần thể khu di tích Đền Sóc, chùa Non Nước là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Hiện nay, sau nhiều lần phục dựng, trùng tu ngôi chùa là một công trình đồ sộ, mang những nét đẹp kiến trúc độc đáo.

Theo sách “Đại Việt Sử ký toàn thư” và sách “Thiền Uyển Tập Anh” thì vị thiền sư đầu tiên trụ trì Sóc Thiên Vương Thiền Tự tên là Ngô Chân Lưu (933 - 1011), hậu duệ của Ngô Quyền. Năm 971, ông được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Quốc sư. Đó là vị thiền sư đầu tiên được nhà nước phong kiến của Việt Nam phong tặng danh hiệu Quốc sư - Tăng Thống - Danh hiệu tôn quý nhất của Đạo và đời.

chua_non_nuoc_-_nks.jpg
Chính điện chùa Non Nước được dựng từ 80 cột lim có chiều dài khoảng 13m, đường kính mỗi cột khoảng 35cm. Đây cũng là ngôi chùa có số cột gỗ lim trong chính điện nhiều nhất nước ta.

Cũng theo “Đại Việt Sử ký toàn thư”, Khuông Việt Quốc sư và Vạn Hạnh thiền sư đã có công rất lớn đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long, mở đầu cho một trong những thời kỳ hưng thịnh nhất của lịch sử phong kiến nước ta. Khuông Việt Quốc sư cũng là vị thiền sư duy nhất trở thành “Việt Nam tam triều Quốc sư” (Đinh - Tiền Lê - Lý).

z5609265797063_d9ebf14f8460125cb324fda701a736a4.jpg
Ảnh và bài vị của các cao tăng được thờ tại chùa Non Nước.

Tương truyền, đến cuối đời Lý ngôi chùa này xuất hiên hai vị cao tăng xuất chúng là Trường Nguyên Thiền sư (1110-1165) và Nguyện Học Thiền sư (? - 1181), cả ba vị cao tăng này đều thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông, một dòng thiền có nguồn gốc từ Trung Quốc được truyền bá vào Việt Nam năm 820 và phát triển ực rỡ nhất vào thời Lý.

snapedit_1720323960065.jpg
Pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng liền khối tại chùa Non Nước được nghệ nhân Vũ Duy Thuấn thực hiện tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định năm 2001. Pho tượng được đánh giá là một công trình nghệ thuật xuất sắc, góp phần tôn vinh nghề đúc đồng truyền thống của nước ta.

Năm 2001, chùa đã đúc thành công tượng Phật tổ bằng đồng liền khối cao 6,5m nặng 30 tấn. Đây là pho Đại Phật tượng liền khối lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Trải qua thời gian hàng nghìn năm, nhiều kiến trúc cổ của ngôi chùa đã đã biến mất. Những năm gần đây công trình này được phục dựng, tôn tạo trở thành một trong những ngôi chùa đẹp và lớn nhất miền Bắc.

Những nét độc đáo trong kiến trúc của chùa Non Nước.

z5603231409045_8b4b501dbaf763e81d7834c64ee184ab.jpg
Một trong hai lối lên nơi thờ các vị cao tăng tại chùa Non Nước.
z5609263952109_f128132c69d68158a9c00d07196ab989.jpg
Nơi thờ các vị cao tăng tại chùa Non Nước.
z5609626367533_241dfc377fb8c180c348cc4a9a4f6002.jpg
Không gian bên trái theo hướng của chùa.
z5609625623121_7960cf67fe3c265a66524e6cda948682.jpg
Không gian bên phải theo hướng của chùa.
z5609261718327_2431efaa465a7557bcb5c294c406e74b.jpg
Chiếc chuông lớn tại chùa được treo ở cổng của chính điện, phía bên phải theo hướng của chùa.
Bài liên quan
  • khai hội Đền Sóc năm 2024
    Hòa chung không khí của cả nước đang tưng bừng đón xuân Giáp Thìn 2024; đúng 6 giờ 45 phút, sáng 15/2/2024, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), huyện Sóc Sơn đã long trọng tổ chức khai hội Đền Sóc năm 2024, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (Sóc Sơn - Hà Nội). Lễ hội kéo dài từ ngày 15 - 17/2/2024 (tức ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng Âm lịch).
(0) Bình luận
  • Huế đề nghị công nhận 4 hiện vật quý thời Nguyễn là Bảo vật Quốc gia
    Chuông Ngọ Môn, Ngai hoàng đế Duy Tân, Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng và Tượng rồng thời Thiệu Trị đã được lập hồ sơ trình cơ quan chuyên môn thẩm định để công nhận bảo vật Quốc gia.
  • 45 cây trăm tuổi vừa được công nhận cây di sản Việt Nam
    Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) vừa tổ chức họp và xét duyệt 45 cây lâu năm của 6 tỉnh, thành phố đủ điều kiện được công nhận là cây di sản Việt Nam.
  • Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc về tiếp quản Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 24/9 tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia và Tiếp quản Thủ đô”. Đây là minh chứng góp phần tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết.
  • Từ ngôi đình làng Vạn Phúc
    Họa sĩ Nguyễn Nghiêm thật có lý, khi chọn tấm ảnh đình làng Vạn Phúc, như một biểu tượng, để trình bày bìa cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc”. Xưởng in Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, với máy ốp - sét hiện đại đã thể hiện được gần như trọn vẹn, đường nét và màu sắc, hơn thế nữa, tôn lên vẻ đẹp vốn có của ngôi đình, từ búp bàng non đến lớp rêu phong cổ kính...
  • Nghệ thuật trang trí, chạm khắc ở bảo vật Quốc gia “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”
    “Cửu vị thần công” được đúc bằng đồng tại Kinh đô Phú Xuân (TP Huế ngày nay) dưới thời vua Gia Long (1762 - 1820) với nghệ thuật trang trí và chạm khắc đỉnh cao thời Nguyễn.
  • Làng gốm cổ Kim Lan - điểm du lịch mới của Thủ đô
    Đầu tháng 8 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc công nhận điểm du lịch xã Kim Lan, huyện Gia Lâm. Đây là bước cộng hưởng tuyệt vời trong nỗ lực không mệt mỏi của người dân, nghệ nhân làng nghề gốm cổ, các nhà khoa học, chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề nhờ tài nguyên văn hóa độc đáo ở Kim Lan.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024
    Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 là sự kiện văn hóa – du lịch thường niên diễn ra hằng năm và năm nay được Thành phố xác định là một trong các sự kiện đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô và 25 năm danh hiệu Thành phố vì hòa bình
    Chương trình sẽ diễn ra từ 7h00 – 10h00 sáng ngày 6/10/2024 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô...
  • "Bay qua Hồ Gươm": Khắc họa Hà Nội qua những vần thơ
    Tập thơ “Bay qua Hồ Gươm” của tác giả Huỳnh Mai Liên ra mắt ngày 4/10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giống như bức “ký họa” về Hà Nội xưa và nay ở nhiều sắc độ, phong vị.
  • Ký ức phía sau bức ảnh “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản”
    Thời khắc các cánh quân của Đại đoàn quân tiên phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô năm 1954 mãi mãi đi vào lịch sử và in đậm trong ký ức của bao người Hà Nội. Đã có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ghi dấu thời khắc hào hùng “đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường” ấy trong đó có tác phẩm “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản” của ông Lê Sửu (một người dân Hà Nội). Bức ảnh giản dị, chân thực, có ý nghĩa lịch sử không chỉ với riêng gia đình ông mà còn là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
  • 33 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024
    Chiều tối ngày 4/10/2024, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức khai mạc, trao giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
  • Với tờ lịch tháng Mười
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Với tờ lịch tháng Mười của tác giả Bùi Việt Mỹ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
  • [Podcast] Cơ chế đặc thù về đầu tư để Thủ đô phát triển toàn diện
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều chính sách ưu tiên, vượt trội, trong đó có các cơ chế đặc thù về đầu tư, tạo thuận lợi cho Thành phố Hà Nội phát triển toàn diện. Điển hình như quy định về ưu đãi đầu tư, Luật Thủ đô quy định, các dự án mà thành phố cần ưu tiên thu hút sẽ được hưởng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... Từ các cơ chế đặc thù về đầu tư sẽ góp phần tạo điều kiện cho Thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng là Thủ đô của nước C
  • Thông xe đường Âu Cơ-Xuân Diệu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng 4/10, dự án cầu vượt nút giao An Dương-Thanh Niên và nâng cấp đường Xuân Diệu, đã chính thức thông xe, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội.
  • Tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947 – 1954 qua chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm"
    Trong khuôn khổ các hoạt động Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 4/10, tại không gian Bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”.
Vẻ đẹp của ngôi chùa thờ vị thiền sư đầu tiên được phong hiệu Quốc sư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO