Âm nhạc - Giải trí

Tôn vinh di sản kiến trúc Đại nội Huế bằng nghệ thuật sắp đặt

Hà Oai 09/06/2024 19:12

12 tác phẩm được sắp đặt âm thanh và ánh sáng đặc sắc tại khuôn viên Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương (Đại nội Huế) hướng đến tôn vinh di sản kiến trúc Đại nội Huế.

z5520649868925_c5c19f43f507956b125c58778acc8e37.jpg
Đèn lồng rực sáng trong Đại nội Huế.

Tối 8/6, tại khuôn viên Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương (Đại nội Huế) Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc “Lễ hội Ánh sáng”.

Để có được “Lễ hội Ánh sáng”, ê kíp sáng tạo đã phải xây dựng một hệ thống điều khiển tập trung được thiết kế riêng gồm 9 máy chủ dữ liệu, 22 thiệp điện tử, nhiều km dây cáp và hàng ngàn nguồn sáng mang đến sinh lực cho các tòa nhà, khu vườn, cây cối, các hòn non bộ và cả khu vực hồ nước.

Việc kết hợp của công nghệ và kỹ thuật sáng tạo là một hành trình vừa mang tính học thuật vừa mang tính tương tác nhưng luôn chú trọng yếu tố thẩm mỹ, Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương bừng sáng, ảo diệu bởi các tác phẩm sắp đặt, mang đến cho người xem trải nghiệm được đắm chìm trong một vũ trụ kỳ ảo trong suốt chặng đường khám phá âm thanh và ánh sáng. Từ những chiếc đèn lồng Huế truyền thống được thắp sáng đồng bộ đến loạt cây cảnh tuyệt đẹp phô ra những chiếc rễ nhân tạo như được thắp lửa, đang neo xuống lòng đất khi màn đêm dần buông.

Trên mặt hồ, bông sen khổng lồ tỏa sáng với muôn vàn sắc màu… Chuyến du hành giữa lòng Đại Nội này tựa như lời mời gọi đưa du khách đến với thế giới của mộng ảo và trí tưởng tượng…

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Sophie Maysonnave - Tham tán Hợp tác và hoạt động văn hóa, Giám đốc Viện Pháp tại Huế bày tỏ, Lễ hội Ánh sáng diễn ra trong khuôn khổ Festival Huế 2024 là kết quả của hoạt động hợp tác giữa ê kíp Pháp và Việt Nam. Dự án sẽ thắp sáng Thái Bình Lâu trong suốt 2 tuần với các tác phẩm thị giác và âm thanh được sáng tạo dành cho sự kiện Festival Huế.

z5520649908866_04b9da5839329a296a70fcee635da602.jpg
Các tác phẩm sắp đặt đều được sáng tạo nhằm mang đến cho người xem trải nghiệm được đắm chìm trong một vũ trụ kỳ ảo trong suốt chặng đường khám phá âm thanh và ánh sáng.
z5520649901140_9baf306e8e1e77e175a8170529a4d8dd.jpg
Những đóa hoa sen được thắp sáng ảo diệu.
z5520649875592_2fc2949d3cdf18c04888bfb694e62fc9.jpg
Đèn lồng được thắp sáng công nghệ và kỹ thuật sáng tạo.
z5520649843028_7e02862cb787052502b5d2edf8606381.jpg
Lung linh sắc màu ánh sáng tại Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương.

Lễ hội cũng là thành quả của hơn một năm sáng tạo, tìm kiếm giải pháp kỹ thuật và sản xuất của đội ngũ AC3 Studio, thực sự đã mang đến cho khách tham quan một cuộc dạo chơi kỳ thú trong khuôn viên của Thái Bình Lâu và vườn Thiệu Phương./.

Bài liên quan
  • Lần đầu tiên trình diễn ánh sáng bằng drone trong Lễ hội chùa Thầy
    Tối 12/4, trong buổi Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai hội chùa Thầy năm 2024, người dân huyện Quốc Oai và du khách đã lần đầu tiên được chứng kiến màn biểu diễn ánh sáng bằng drone trên bầu trời xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội)– Khu di tích chùa Thầy.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cùng Đỗ Quang Tuấn Hoàng khám phá “Ngàn năm trà Việt”
    Trong dòng chảy của đời sống văn hóa Việt, trà không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng gắn liền với phong tục, nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp thêm một lát cắt sâu sắc vào bức tranh đó, nhà báo – nhà nghiên cứu Đỗ Quang Tuấn Hoàng vừa ra mắt công trình khảo cứu mới mang tên "Ngàn năm trà Việt", do Chibooks liên kết Nhà xuất bản Lao động phát hành tháng 7/2025. Cuốn sách là kết quả của hành trình nhiều năm miệt mài trải nghiệm, nghiên cứu, quan sát và ghi chép của tác giả.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
    UBND Thành phố giao Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài; Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người...
  • 12 đội tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2025
    Sáng 18.7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bốc thăm và xếp lịch thi đấu vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia - Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Đừng bỏ lỡ
Tôn vinh di sản kiến trúc Đại nội Huế bằng nghệ thuật sắp đặt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO