Đời sống văn hóa

Nhiều nghi thức thiêng liêng trong Lễ hội hoa đăng trên sông Hương

Hà Oai 10/06/2024 09:01

Hàng ngàn hoa đăng được thả và thắp sáng lung linh trên sông Hương (TP Huế) trong đêm nguyện cầu đất nước thái bình, mưa thuận gió hòa, an lành và hạnh phúc.

z5522610844774_3dc725a1556aac037389f103cbf2876f.jpg
Trang nghiêm lễ hội Hoa đăng tại Nghinh Lương Đình (TP Huế).

Tối 9/6, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ hội Hoa đăng tại Nghinh Lương Đình - Sông Hương (cầu Giã Viên đến cầu Phú Xuân) để quảng bá văn hóa Phật giáo Huế đến người dân và du khách trong khuôn khổ Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cho biết, Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang, có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử và hàng trăm lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa Huế. Huế là trung tâm tín ngưỡng tôn giáo lớn của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, trong đó Phật giáo là tôn giáo có vai trò ảnh hưởng lớn trong đời sống người dân cố đô Huế và trở thành một bộ phận văn hóa tinh thần, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Huế, con người Huế.

Lễ hội Hoa đăng được tổ chức trang nghiêm cầu nguyện Quốc thái Dân an là một nghi thức tâm linh thiêng liêng của Phật giáo nhằm tôn vinh những giá trị tinh thần, đạo đức tâm linh và văn hóa của người Việt. Lễ hội có các hoạt động chính như chương trình văn nghệ đặc sắc, Khởi chinh cổ, Nhạc tam luân cửu chuyển và thực hiện nghi lễ cầu nguyện thành kính trang trọng với cử 3 hồi chuông trống bát nhã.

Sau các nghi lễ, 20 chiếc thuyền đưa các lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đông đảo tăng ni, phật tử và người dân tiến ra bờ sông thả xuống dòng Hương Giang thơ mộng với quy mô hàng ngàn ngọn hoa đăng. Hàng chục ngàn hoa đăng thắp sáng lung linh trong đêm mang theo cầu nguyện đất nước thái bình, mưa thuận gió hòa, an lành và hạnh phúc của mọi người.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua. Đặc biệt là các hoạt động hưởng ứng qua các kỳ Festival Huế đã góp phần bảo tồn, phát huy, tôn vinh các giá trị văn hóa và thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến Huế. Tất cả đều thể hiện sinh động tinh thần nhập thế của Phật giáo Huế trên lộ trình hội nhập và phát triển đất nước, cùng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đoàn kết phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

z5522611122143_0c32ba77cdff9ff1357e0affb5fa7ae0.jpg
Đài sen trong Lễ hội Hoa Đăng.
z5522610853646_1d3a6d338d16a01687232b2edc0cada6.jpg
Bến Nghênh Lương Đình lung linh trong đêm hội Hoa Đăng.
z5522610879755_b450e601bc28c2f8b6d207fd3bd619bb.jpg
Đài sen sáng lung linh trên bến Nghinh Lương Đình (TP Huế).
z5522610833832_ad00af1c868e2df04c813545ae129205.jpg
Lễ hội Hoa đăng nhìn từ trên cao.
z5522610858644_362f3ea88aa0fb163de758962579ebb7.jpg
Hoa đăng được thả và thắp sáng trên sông Hương.

Trước đó, Ban Từ thiện xã hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc Lễ hội Ẩm Thực chay và thu hút khoảng 2.000 người dân và du khách tham gia, thưởng thức ẩm thực chay./.

Bài liên quan
  • Thiếu nữ Huế tạo dáng cùng sen trắng cung đình
    Sen ở Thừa Thiên Huế bung hoa đua nở khoe sắc ở các hồ nước, hộ thành hào… và nhiều người đã tranh thủ ghi lại cho mình những bộ ảnh kỷ niệm đẹp. Đặc biệt, “sen ngự” với sự thanh cao, tinh khiết… mới được “hồi sinh” ở ngự uyển nổi tiếng của triều đình nhà Nguyễn.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều nghi thức thiêng liêng trong Lễ hội hoa đăng trên sông Hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO