Đời sống văn hóa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành tình cảm, nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế

Hương Giang 23/07/2024 09:41

Trên cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế và quan tâm, nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản văn hóa ở Cố đô Huế.

Khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã để lại bao thương tiếc đối với nhân dân Việt Nam và trong đó có người dân Cố đô Huế. Trong thời gian công tác của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc tỉnh Thừa Thiên Huế, có nhiều tình cảm dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế và quan tâm, nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản văn hóa ở Cố đô Huế.

Nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản

Năm 2014, đến thăm và làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang, cần phát huy tối đa thế mạnh, tiềm năng mà tỉnh nhà đang có. Trong đó, những người làm trong ngành văn hóa ở Cố đô Huế khi nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ai cũng nhớ ngay đến chuyến thăm và làm việc vào tháng 3/2014 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

452109406_788474066789515_1764114541516009174_n.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Đại nội Huế năm 2014 (ảnh: CTTĐT Thừa Thiên Huế).

Sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm một số địa phương và dành thời gian vào tham quan Đại Nội Huế. Tại đây, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (hiện nay là Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế) được giao nhiệm vụ đón tiếp và giới thiệu cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác của Đảng đến thăm Đại nội Huế.

Theo ông Phan Thanh Hải nhớ lại, hôm đó dù mưa lớn nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác vẫn đến thăm Hoàng cung Huế đúng lịch. Đến thăm điện Thái Hòa và các cung điện bên trong Tử Cấm thành, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nghe chúng tôi giới thiệu rất chăm chú và đưa ra những nhận xét ngắn gọn nhưng rất chuẩn xác về giá trị, ý nghĩa sâu sắc cũng như sự kết nối, kế thừa của di sản văn hóa thời Nguyễn trong dòng chảy lịch sử văn hóa của dân tộc.

Sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đến dâng hương các bậc tiền nhân và nghe giới thiệu về công trình Thế Tổ miếu. Tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng căn dặn đội ngũ làm công tác bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế cần phải không ngừng học tập phấn đấu để nâng cao trình độ kiến thức, bồi đắp tình yêu, sự tâm huyết đối với các di sản vô giá của dân tộc – ông Phan Thanh Hải cho biết.

Định hướng xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tỉnh Thừa Thiên Huế theo tinh thần nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế và các nghị quyết, kết luận của Trung ương.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy tối đa thế mạnh, tiềm năng, quyết tâm thực hiện mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tiềm năng, thế mạnh, dư địa đổi mới, phát triển của Thừa Thiên Huế còn nhiều nên muốn hoàn thành mục tiêu đã đề ra, Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh cần có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, có hệ thống giải pháp, cơ chế chính sách phù hợp để tháo gỡ cho được những khó khăn, vướng mắc, nhằm phát huy tối đa các nguồn lực, bao gồm cả nhân lực, vật lực, tài lực.

451986175_788473933456195_2284644542584472294_n.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm xã Hồng Hạ (huyện A Lưới) năm 2014 (ảnh: CTTĐT Thừa Thiên Huế).

Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước cách mạng, biến sức mạnh tổng hợp đó thành sức mạnh vật chất, cán bộ, đảng viên, cấp ủy các cấp cần đổi mới tư duy mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt, năng động, để bứt phá vươn lên. Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế cần xác định rõ các tiêu chí, từ đó có chương trình, đề án phù hợp và quan trọng là biến các chương trình, đề án đó thành hiện thực.

Cũng theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thừa Thiên Huế phải khai thác mọi nguồn lực để phát triển, đó là nguồn lực tại chỗ, nguồn lực trong dân, từ các thành phần kinh tế, kêu gọi đầu tư từ bên ngoài, mở rộng liên kết với các địa phương xung quanh... Sau chuyến thăm và làm việc với Thừa Thiên Huế năm 2014, Bộ Chính trị đã ban hành Thông báo 175-TB/TW ngày 01/8/2014 thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 48-KL/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020.

Đúng 5 năm sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì một phiên làm việc đặc biệt của Bộ Chính trị với tỉnh Thừa Thiên Huế để tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW và sau đó ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Thực hiện đúng theo đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nên trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thắng lợi các kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội để hướng đến xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành tình cảm, nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO