Mỹ thuật

Triển lãm “Cổ vật hội tụ” sắp diễn ra tại Điện Kiến Trung (Đại nội Huế)

Hà Oai 16:17 19/06/2024

Các cổ vật, cây cảnh và hoa phong lan trong cả nước sẽ hội tụ về tỉnh Thừa Thiên Huế trưng bày, triễn lãm trong Đại nội Huế từ ngày 21/6 – 21/7/2024.

448655295_996473375816141_209978438116636513_n.jpg
Triển lãm “Cổ vật hội tụ” sẽ diễn ra tại Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).

Ngày 19/6, thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị phối hợp tổ chức trưng bày triển lãm cổ vật, cây kiểng và hoa phong lan ở Đại nội Huế. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Huế 2024.

Theo đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Cổ vật TP Hồ Chí Minh và các nhà sưu tầm cổ vật trong nước tổ chức triển lãm với chủ đề “Cổ vật hội tụ” từ ngày 22/6 - 21/7/2024 tại Điện Kiến Trung (Đại nội Huế) với sự tham gia của 29 nhà sưu tập cổ vật trong nước, giới thiệu hơn 100 cổ vật được chế tác dưới thời Nguyễn được sử dụng trong cung đình lẫn dân gian. Các sưu tập hiện vật hội tụ đa dạng về chất liệu (pháp lam: vàng, bạc, bạc khảm vàng, ngọc, sứ ký kiểu, gỗ…), đa dạng về chức năng sử dụng (sinh hoạt, tế tự, trang trí, tiêu khiển…), phong phú về loại hình và nguồn gốc xuất xứ (đồ sứ ký kiểu và pháp lam dưới thời Nguyễn, các dòng gốm cây mai, các hiện vật có niên đại thế kỷ XIX…).

Trong không gian cổ kính và lộng lẫy của lầu Kiến Trung (Đại nội Huế) sẽ triển lãm “Cổ vật hội tụ” để các nhà sưu tập cổ vật, các bảo tàng, các nhà nghiên cứu gặp gỡ, trao đổi và tìm hiểu thêm về một loại hình di sản văn hoá đặc biệt của dân tộc. Nơi để du khách có những khoảnh khắc ấn tượng khi tham quan Hoàng thành Huế.

Trong dịp này, Ban tổ chức Festival Huế 2024 cũng sẽ tổ chức chương trình “Trưng bày, triển lãm cây cảnh và hoa phong lan ba miền năm 2024” tại khu vực Hoàng cung (Đại nội Huế) từ ngày 21 – 25/6/2024 với sự tham gia của các tỉnh, thành phố đại diện cho 3 miền có phong trào sinh vật cảnh phát triển mạnh. Theo đó, có khoảng 350 - 400 tác phẩm cây kiểng nghệ thuật và tiểu cảnh non bộ với 3 loại hình gồm cây kiểng cỡ lớn, cây kiểng cỡ trung bình, tiểu cảnh, khoảng 500 tác phẩm hoa Phong lan với 2 thể loại gồm lan kiếm và lan tổng hợp.

Chương trình “Trưng bày, triển lãm cây kiểng và hoa phong lan ba miền năm 2024” sẽ diễn ra các hoạt động như Chương trình cung tiến cây kiểng tại sân Thế Miếu và Lễ khai mạc tại vườn Cơ Hạ (Đại nội Huế) ngày 21/6. Trình diễn tay nghề, tạo tác cây kiểng tại vườn Cơ Hạ ngày 22/6 và Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm tại vườn Cơ Hạ ngày 23/6…

448350947_997205529076259_2947190146554798584_n.jpg
“Trưng bày, triển lãm cây cảnh và hoa phong lan ba miền năm 2024” trong Đại nội Huế.

“Trưng bày, triển lãm cây kiểng và hoa phong lan ba miền năm 2024” là dịp để các nghệ nhân cây kiểng và hoa phong lan ba miền cùng với các tác phẩm cây kiểng nghệ thuật, hoa phong lan có dịp được hội tụ trong không gian vườn Thượng uyển của Hoàng cung Huế - là nơi từng quy tụ các loài kỳ hoa, dị thảo từ muôn nơi dâng tiến về. Thông qua đó, các nghệ nhân có dịp trao đổi kinh nghiệm và giới thiệu đến công chúng trong và ngoài nước về các tác phẩm cây kiểng và hoa phong lan tinh túy nhất, mang tính đặc trưng cho từng vùng miền.

Trong những ngày diễn ra “Trưng bày, triển lãm cây cảnh và hoa phong lan ba miền năm 2024”, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa miễn phí ban đêm (19 – 22h) từ 21 – 23/6/2024 để du khách tham quan, chiêm ngưỡng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tôn vinh di sản qua không gian trưng bày mới tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian vừa được ra mắt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) là điểm nhấn mới trong hệ thống trưng bày cố định, đồng thời là bước tiến trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Triển lãm bức tranh sen "Liên hoa tịnh cảnh"
    Phiên bản đặc biệt của bức tranh “Liên hoa tịnh cảnh”, tranh sen của cư sĩ, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức được trưng bày tại Lotus Art Gallery Van Phuc, Hà Nội.
  • Ra mắt không gian trưng bày đặc sắc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 24/6/2025 tới, tại số 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức Lễ ra mắt Không gian trưng bày Mỹ thuật ứng dụng và Mỹ thuật dân gian. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 59 năm thành lập Bảo tàng (1966 – 2025), đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • Tranh vẽ tại cuộc thi "Rực rỡ Việt Nam" sẽ được trưng bày ở nước Pháp
    Qua hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 1.000 bức tranh đến từ trẻ em Việt Nam sống ở 17 quốc gia, chia làm 2 bảng theo hai khung lứa tuổi: Dưới 12 tuổi và từ 12 đến 17 tuổi
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cổ vật hội tụ” sắp diễn ra tại Điện Kiến Trung (Đại nội Huế)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO