Mỹ thuật

Nhiều tác phẩm tại triển lãm Văn hoá Phật giáo sử dụng gốm lưu ly cung đình Huế

Hà Oai 07/06/2024 21:39

Hơn 100 tác phẩm thông qua hình tượng hoa sen và các biểu tượng phật giáo của 24 tác giả đã giới thiệu đến công chúng tại triển lãm Văn hoá Phật giáo – Festival Huế 2024.

z5515938392283_2ed959183aeadcd80f5c7e6b1cb98f5b.jpg
Không gian trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán.

Ngày 7/6, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, TP Huế) diễn ra khai mạc triển lãm Văn hoá Phật giáo – Festival Huế 2024. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế…

Tại không gian triển lãm Văn hóa Phật giáo – Festival Huế 2024 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, TP Huế) đã giới thiệu 110 tác phẩm thông qua hình tượng hoa sen và các biểu tượng phật giáo của 24 tác giả là những họa sĩ, nhà điêu khắc nổi tiếng tại Huế cũng như trong cả nước. Những tác phẩm được chế tác một cách bài bản, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và thể loại được làm bằng chất liệu tranh sơn mài, gốm, đồng, đá cuội, tranh lụa và các chất liệu truyền thống khác.

Ngoài các bức tranh về sen, triển lãm còn trưng bày nhiều tác phẩm được làm từ lụa tổng hợp, lụa truyền thống. Đặc biệt các tác phẩm được làm bằng chất liệu gốm thanh lưu ly, loại lưu ly hoàng gia sử dụng trong cung đình Huế được lưu giữ, kế thừa cho đến bây giờ.

Hoa Sen được tô điểm trong từng bức họa làm hiện lên một cách sinh động như Vũ điệu sen, Vùng tráng lệ, Giao hưởng trắng, Sen pháp lam, Dấu tịnh, Vọng xưa, Miền Hạnh phúc, Chuyện của Sen. Những bức tranh về tượng Hộ Pháp, chư vị Tổ sư, những bức họa hàng chứa triết lý Phật giáo như Tìm đến cái không, Bước chân hành giả, Về phía ánh trăng, Đóa hoa vô thương. Phản tỉnh, Bến giác, Thị hiện, Thong dong, Tọa thiền, Pháp thuyền Chuyển kiếp. Những tác phẩm mô tả đến đời sống như Nông tịnh, Liên Ngư, Giao lộ, Hoa đăng trên sông Hương.

Những tác phẩm mang giá trị nội dung, tư tưởng cũng như triết lý của đạo Phật gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của con người như bình vôi, các linh vật như rồng, nghê, bánh xe luân hồi... là một phần trong chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra trong tuần lễ Festival Huế 2024. Hoa sen từ bao đời nay là biểu tượng tốt đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Khi nhắc đến hoa sen, người ta thường liên tưởng đến sự thanh khiết, không nhiễm ô, đức hạnh và viên mãn, là một loài hoa bình dị trở thành biểu tượng nghệ thuật có vị trí tôn quý trong văn hóa Phật giáo.

z5516186810445_08231a422aac8245cc330d79dac120e4.jpg
Tác phẩm Kiến Tánh của tác giả Phan Thanh Hùng.
z5515936492794_38c86fa58789acab4485d0c06d4ba74b.jpg
Tác phẩm Nông Tịnh của tác giả Lê Phan Quốc với chất liệu Đất nung.
z5515937245648_62c730f93753948b8ab068bb4dc044bd.jpg
Bộ tác phẩm Hoài Niệm của tác giả Nguyễn Văn Trung với chất liệu gốm Thanh lưu ly và Hoàng lưu ly.
z5515936748455_a64b25af69988b33a7895317ff1fff34.jpg
Hoa di sản của tác giả Hoàng Thị Thanh Châu và tác phẩm Hoa Sen.
z5515937946903_772a55fce798b66a40862b9ce1307dc1.jpg
Rừng của tác giả Nguyễn Duy Linh và tác phẩm Chiều.
z5515938398461_38071dd0f533f8008ec2c6b0e5dcbc47.jpg
Phản Tĩnh của tác giả Nguyễn Thị Huệ với chất liệu đất nung.
z5515938566863_93d007ee67ceb23810253832da74beb1.jpg
Bức tranh Nguồn Cội Sen của Võ Quang Hoành.
z5515937245647_e6aca8637952933c1167130561b9d721.jpg
Tác phẩm Bến Giác của Nguyễn Thị Huệ.

Thông qua triển lãm Văn hoá Phật giáo – Festival Huế 2024 mong muốn hướng tâm người xem có cái nhìn toàn diện về Văn hóa Phật giáo gắn liền với các lĩnh vực của đời sống con người. Bằng ngôn ngữ thông qua trí tưởng tượng và đôi tay khéo léo những họa sĩ đã viết nên câu chuyện gần gũi giữa đời thường, dẫn dắt người xem đi vào đỉnh cao của thế giới nghệ thuật và hướng lòng người chạm đến giá trị Chân - Thiện - Mỹ của đời sống./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thêm một nét phác họa cho bức tranh về lịch sử và văn hóa Hội An
    Trải qua hàng trăm năm với những thăng trầm, biến động của lịch sử, kinh tế, xã hội, thời cuộc, từ một thương cảng từng bị quên lãng Hội An đã trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam với sự đa dạng về văn hóa, kiến trúc, ẩm thực, sự đa sắc trong phong tục tập quán, văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống... Cuốn sách “Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản góp thêm một nét phác họa cho bức tranh về lịch sử và văn hóa Hội An.
  • Triển lãm ảnh “Nét đẹp chợ quê” và “Cầu ngói Thanh Toàn”
    20 tác phẩm “Nét đẹp chợ quê” và “Cầu ngói Thanh Toàn” của các nhiếp ảnh gia được trưng bày, triển lãm tại điểm du lịch cộng đồng Cầu Ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Gác nhớ
    Ở phố, đâu thiếu những nhà cao chọc trời nhưng vẫn thấy nhớ một căn gác nhỏ. Lạ nỗi, mỗi khi lên đó nhìn ra phố, tôi bỗng thấy cuộc đời này thật khác. Căn gác như một nơi trốn chạy thực tại, một cách yêu thương mình bằng những kỉ niệm.
  • Các thí sinh Hà Nội hoàn thành ngày thi đầu Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
    Chiều 27/6, sau 90 phút làm bài thi môn Toán, khoảng 109 nghìn thí sinh Hà Nội hoàn thành ngày thi đầu Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ngày 28/6, thí sinh sẽ làm bài thi tổ hợp Khoa học xã hội hoặc Khoa học tự nhiên vào buổi sáng và bài thi môn Ngoại ngữ vào buổi chiều.
  • Phở Hà Nội
    Du lịch Đà Nẵng cháy phòng khách sạn vào những dịp lễ. Dạo một vòng quanh thành phố Đà Nẵng, những con đường không còn bình yên, cảnh ồn ào, tấp nập của khách du lịch, hầu hết khách sạn, nhà hàng, đều đầy ắp bóng người. Thời đại kinh tế khó khăn, doanh thu từ việc bán phở cũng không giảm bao nhiêu, khách chủ yếu là những người mê phở Hà Nội, cả người bán lẫn người mua đều an tâm vì toàn khách quen và chủ cũng quen.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều tác phẩm tại triển lãm Văn hoá Phật giáo sử dụng gốm lưu ly cung đình Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO