Đời sống văn hóa

“Đệ nhất cổ tự” Cố đô Huế: Bảo vật Quốc gia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” (Kỳ 3)

Hà Oai 17:11 30/12/2024

Bảo vật Quốc gia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” thể hiện minh văn trên bia như văn bản giấy và là tác phẩm điêu khắc đá đặc sắc của Việt Nam vào đầu thế kỷ XVIII với kích thước đồ sộ nhất thời chúa Nguyễn.

Ở chùa Thiên Mụ không chỉ có bảo vật Quốc gia Việt Nam “Đại hồng chung” mà còn lưu giữ tác phẩm điêu khắc đá đặc sắc “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” ở trên lưng rùa trong chùa Thiên Mụ (phường Kim Long, TP Huế). Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) dựng năm 1715 trong dịp đại trùng kiến chùa Thiên Mụ, là một trong những di vật hiếm thời chúa Nguyễn với những giá trị độc đáo còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn, trên bia khắc bài ký và minh của chúa Nguyễn Phúc Chu gồm 1.250 chữ hán (không bao gồm các chữ trên trán bia và các con dấu).

z6139571873982_3782c62c19bae0c551518baeee752fb3.jpg
Bảo vật Quốc gia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” được bảo quản trong nhà chuông có hình lục giác.

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” là một tác phẩm điêu khắc đá đặc sắc của Việt Nam vào đầu thế kỷ XVIII với kích thước đồ sộ nhất trong các bia đá thời chúa Nguyễn. Hình thức trang trí và kỹ thuật chạm khắc trên bia phản ánh sự kế thừa từ mỹ thuật thời Lê - Trịnh, đồng thời có những nét riêng của phong cách bia thời Nguyễn với những đặc điểm mang giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử.

Các dấu ấn được chạm trên bia rất đa dạng với 4 loại hình (2 dấu hình chữ nhật, 1 dấu hình oval, 1 dấu hình vuông, 1 dấu hình tròn) được khắc chồng lên phần chữ của minh văn theo cách đóng dấu vẫn thường thấy trên các văn bản hành chính, nội dung cô đọng, sâu sắc, thể hiện sự uyên thâm về kiến thức của chúa Nguyễn Phúc Chu, sự phong phú về hình thức nghệ thuật và trình độ chạm khắc trên đá của các nghệ nhân đương thời. Trong đó, dấu ấn Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo (ấn truyền quốc của các chúa Nguyễn, sau này là các hoàng đế triều Nguyễn, được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2016) được thể hiện ở hai vị trí: trên trán bia và ở cuối minh văn trên thân bia.

Mặc dù là dấu được khắc chồng lên nhưng nghệ thuật chạm khắc điêu luyện ở chỗ vẫn thể hiện được hai lớp nội dung khác nhau (nội dung của dấu ấn và phần nội dung bia) đủ để người đọc hình dung được thứ tự của văn bản. Đây là hình thức vô cùng độc đáo thể hiện minh văn trên bia đá y như trên văn bản giấy.

z6139571898868_ad6ff9f807398bdb18ad66a0d1fc5b68.jpg
“Ngự kiến Thiên Mụ Tự” trong chùa Thiên Mụ.
z6139571871603_682c8d7b62d76de6917ddb3a5024fadf.jpg
Bia khắc bài ký và minh của chúa Nguyễn Phúc Chu.

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” được đặt ở chùa Thiên Mụ - nơi gắn liền với bước đầu mở cõi của Tiên chúa Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) tại xứ Đàng Trong có nội dung và cách thức tạo tác, trang trí bia với nhiều ý nghĩa mang tính biểu tượng có giá trị đặc biệt về chính trị, tư tưởng, lịch sử và văn hóa các chúa Nguyễn, trực tiếp là dưới thời của chúa Nguyễn Phúc Chu. Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” đã được công nhận bảo vật Quốc gia Việt Nam năm 2020./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Liên hoan Phim Ấn Độ tại Hà Nội: Trình chiếu miễn phí 4 bộ phim đặc sắc
    Từ ngày 5 - 11/1, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức Liên hoan phim Ấn Độ, trình chiếu bốn bộ phim Ấn Độ nổi tiếng với phụ đề tiếng Việt, đại diện cho nhiều thể loại điện ảnh Ấn Độ. Liên hoan phim diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, số 87 Láng Hạ, Hà Nội.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
  • Hà Nội hiện thực hóa khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 167-HD/BTGTU về tuyên truyền mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học
    Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 29/ 2004/TT- GDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Tại Thông tư này, Bộ GD&ĐT yêu cầu không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: Bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
Đừng bỏ lỡ
“Đệ nhất cổ tự” Cố đô Huế: Bảo vật Quốc gia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” (Kỳ 3)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO