Đời sống văn hóa

Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia

Duy Minh 11:45 22/10/2024

Chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ 13...

image00120241020204301.jpg
Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương vừa phối hợp với Hội Cổ vật Xứ Đông tổ chức trưng bày chuyên đề “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông – Hải Dương lần thứ nhất” và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia được công bố trong Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông - Hải Dương lần thứ I” tổ chức tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. Trưng bày sẽ mở cửa tự do phục vụ nhân dân tham quan từ nay đến ngày 3/11.

Nội dung trưng bày lần này giới thiệu tới công chúng 2 trong số 11 bảo vật quốc gia của tỉnh Hải Dương, hiện đang lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương là Trống đồng Hữu Chung (được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2015) và Chum gốm hoa nâu Hiệp An.

Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào ngày 18/1/2024. Cổ vật này được phát hiện tại xã Hiệp An, huyện Kim Môn (nay là thị xã Kinh Môn) năm 1981. Đây là hiện vật gốc, độc bản, có hình thức độc đáo và là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, quý hiếm, biểu tượng cho sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật gốm, sứ thời Trần, phản ánh giá trị tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ thẩm mỹ của thời đại tạo tác.

Chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ 13.

Ngoài hai Bảo vật quốc gia là Trống đồng Hữu Chung và Chum gốm hoa nâu Hiệp An, không gian trưng bày còn giới thiệu tới công chúng trên 800 cổ vật của gần 60 nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh Hải Dương. Những cổ vật được trưng bày đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình và phong cách trang trí mỹ thuật; được lựa chọn kỹ càng, có niên đại từ Văn hóa Đông Sơn đến đầu thế kỷ XX.

Hải Dương là vùng đất có bề dày lịch sử, với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, đặc sắc. Địa phương hiện lưu giữ hơn 7.670 cổ vật tại các di tích và nhà truyền thống và được kiểm kê, lập hộ chiếu khoa học, cùng hàng nghìn cổ vật đang lưu giữ tại Bảo tàng và các nhà sưu tập tư nhân.

Dịp này, Hội Cổ vật Xứ Đông cũng ra mắt sách "Tinh hoa Cổ vật Xứ Đông", giới thiệu 455 bộ sưu tập gồm hàng nghìn hiện vật, là tài liệu quý trong công tác nghiên cứu, giao lưu, quảng bá các cổ vật./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính năm 2024
    Đây là hoạt động mở đầu trong chuỗi các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.
  • Huế: Hơn 16.500 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024
    Từ khi phát động đến nay Ban tổ chức đã nhận được 16.358 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và 265 bài dự thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024 từ các em học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 700 liền anh, liền chị tham gia Liên hoan các làng Quan họ Bắc Ninh
    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất - 2024.
  • Triển lãm tôn vinh “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”
    Giới thiệu hơn 150 tài liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến công chúng tại triển lãm “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • ‏Những ấn tượng khó quên từ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì Tầm Vóc Việt
    Ngày 15/11, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập. Bên cạnh dấu ấn những thành tựu vì cộng đồng qua suốt một thập kỷ của Quỹ từ thiện xã hội này, người tham dự còn ấn tượng với chương trình nghệ thuật chào mừng đặc sắc. Điểm đặc biệt của chương trình là 12 tiết mục nghệ thuật đều có sự tham dự không kém phần chuyên nghiệp của các nghệ sĩ “nhí” đến từ trường TH School.‏
Đừng bỏ lỡ
Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO