Văn hóa – Di sản

Khánh thành tượng đài Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu tại ngôi trường mang tên ông

Hương Giang 11:40 19/10/2024

Trường THPT ở Thừa Thiên Huế khánh thành và đặt tượng đài Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu ở giữa sân trường để giáo dục học sinh hướng đến những giá trị tốt đẹp.

z5942821191883_df8e113752d77e09dd1c28a04aac0364.jpg
Nghi lễ khánh thành tượng đài Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu tại ngôi trường cùng tên.

Ngày 17/10, Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức lễ khánh thành tượng đài Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. Dự lễ có ông Nguyễn Thiên Bình - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Võ Văn Vui - Bí thư Huyện ủy Phong Điền (Thừa Thiên Huế), đại diện họ tộc Nguyễn Đình ở thôn Bồ Điền (xã Phong An), các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu…

Công trình tượng đài Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu được khởi công xây dựng từ đầu tháng 8/2024 trong khuôn viên sân Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu với diện tích hơn 20m2 có tổng kinh phí thực hiện 400 triệu đồng từ nguồn ủng hộ của CBGVNV Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu qua các thời kỳ và các thế hệ cựu học sinh. Theo đó, tượng cụ Nguyễn Đình Chiểu được làm bằng chất liệu đá cẩm thạch cao 1,8m và đặt trên bệ bê tông cao 30cm được đặt trang nghiêm sân chính - lối ra vào cổng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. Tượng đài Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu toát lên được nét mặt thư thái, khoan dung, rất nhân văn và gần gũi của một nhà văn hóa, nhà thơ, thầy giáo, thầy thuốc.

Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương tiêu biểu của dân tộc Việt Nam về tinh thần “vượt qua nghịch cảnh và theo đuổi lý tưởng học tập suốt đời”, cuộc đời nhà thơ trải qua nhiều biến cố đau thương mất mát, song điều đó lại chính là môi trường để ông bộc lộ sáng rõ những phẩm chất cao đẹp. Từ khi 11 tuổi, cuộc sống của ông vốn là con một thư lại ở dinh Tổng trấn Gia Định đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An năm 1833 của Tả quân là Lê Văn Khôi.

Sau đó, cha con ông phải chạy ra Huế và cha bị cách hết mọi chức vụ. Cha ông đã gửi ông ở lại Huế ăn học trong gia đình người bạn để vào Nam với vợ con nên Nguyễn Đình Chiểu phải sống và học xa gia đình tại Huế 7 năm, đến 18 tuổi mới trở về Gia Định. Sau khi đỗ tú tài, năm 25 tuổi ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849) nhưng tháng 12/1848 mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định nên ông bỏ thi và dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ, trên đường về vì khóc thương mẹ và vì vất vả cùng thời tiết khắc nghiệt nên ông bị ốm nặng khiến mắt bị mù.

Giữa nghịch cảnh, ông đã quyết chí vươn lên, giành tâm huyết và trí tuệ để tạo dựng sự nghiệp của một nhà thơ, thầy giáo, thầy thuốc nổi danh khắp đất Nam Bộ. Ông trở thành “Đồ Chiểu” tài năng, đức độ, được nhân dân khắp vùng quý mến, bốc thuốc chữa bệnh cứu người, trở thành lương y tinh thông y lý của dân tộc và đặc biệt là lĩnh vực sáng tác văn chương để “chở đạo, sửa đời và dạy người”.

Tại buổi lễ, ông Mai Trọng Đạt - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu cho biết, Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu đóng quê hương của Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu được khởi công xây dựng ngày 10/5/1994 và ngày 18/10/1995 trường được thành lập. Trong quá trình dạy học, nhà trường luôn giáo dục học sinh hướng đến những giá trị tốt đẹp mà cụ Nguyễn Đình Chiểu để lại cho đời, từ đó dựng tượng cụ Nguyễn Đình Chiểu trong khuôn viên trường là nguyện vọng của các thế hệ CBGVNV và học sinh của nhà trường”.

“Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Hiếm có danh nhân nào ở Việt Nam hay tầm thế giới mà thể hiện tinh thần vượt qua nghịch cảnh để vươn tới thành công như ông, dù bị mù nhưng ông luôn nỗ lực và đã được người đời ghi nhận công lao to lớn trên cả 3 lĩnh vực là thơ văn, thầy giáo, thầy thuốc. Nhà trường vinh dự được mang tên nhà văn hóa, nhà thơ, thầy giáo, thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu nên việc khánh thành công trình này là hết sức ý nghĩa - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu cho biết thêm.

z5942821184861_96306df0a4f283c4c8c0b77547a15369.jpg
Các đại biểu chụp ảnh bên tượng đài Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu.

Đây là công trình vô cùng ý nghĩa, mang tính giáo dục truyền thống và cũng là niềm vinh dự của tập thể giáo viên và học sinh tại ngôi trường mang tên Danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Bài liên quan
  • Khánh thành khu tưởng niệm nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo
    Trong suốt sự nghiệp của mình, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo xuất bản hơn 20 đầu sách gồm thơ, văn, nhạc, phê bình tiểu luận. Ông là tác giả của những tập thơ, trường ca như: Đồng dao cho người lớn, Nương Thân, Thế giới không còn trăng, Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc).
(0) Bình luận
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.
  • Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • [Podcast] Chùa Vạn Ngọc – Cổ tự linh thiêng bên sông Hồng
    Hà Nội nghìn năm văn hiến, đã ghi dấu trong sử sách, và cũng hiện hữu trong từng mái đình, ngõ xóm, từng tấm bia cổ rêu phong giữa lòng phố thị hôm nay. Với hàng vạn di tích được xếp hạng, từ di tích quốc gia đặc biệt đến các di chỉ văn hóa làng xã, Thủ đô Hà Nội là một “bảo tàng sống” – nơi truyền thống và hiện đại giao thoa trong từng hơi thở. Giữa kho tàng ấy, có những ngôi chùa mang trong mình một vẻ đẹp trầm mặc ngay giữa phố thị tấp nập, đó là chùa Vạn Ngọc.
  • “Bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phát triển, đóng góp nhiều hơn vào GRDP Thủ đô
    “Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2026-2030” đã được HĐND Thành phố Hà Nội thông qua vào chiều ngày 9/7, tại kỳ họp thứ 25. Đây là “bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội đóng góp nhiều hơn vào GRDP thành phố, phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng của Trung ương và Thành ủy Hà Nội đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Khánh thành tượng đài Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu tại ngôi trường mang tên ông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO