Văn hóa – Di sản

Khám phá “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Hải Vân Quan bằng bản đồ du lịch 3D

Hương Giang 16/10/2024 14:13

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan để mang đến cho du khách tham quan có cơ hội bước vào một thế giới văn hóa, lịch sử và công nghệ hòa quyện độc đáo, thú vị.

z5676325525405_c2eb1305564470a7ad931d62fd0b2cf4.jpg
Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Ngày 16/10, tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế công bố xây dựng triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan.

Di tích Hải Vân Quan được số hóa bản đồ du lịch 3D, kiến tạo hành trình khám phá văn hóa qua các câu chuyện và nhiệm vụ check-in tại 9 địa điểm đặc biệt. Giải pháp công nghệ mới mong muốn mang đến cho du khách khi tham quan sẽ có cơ hội bước vào một thế giới nơi văn hóa, lịch sử và công nghệ hòa quyện, mang lại những trải nghiệm sâu sắc, độc đáo và thú vị.

Bản đồ số 3D tái hiện toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đỉnh Hải Vân Quan, cho phép du khách chiêm ngưỡng và khám phá chi tiết lịch sử phong phú của Hải Vân Quan qua các thời kỳ, từ quá trình hình thành đến những sự kiện quan trọng trong lịch sử bảo vệ lãnh thổ. Điểm nổi bật là sự kết hợp giữa thực tế và công nghệ giúp tăng cường trải nghiệm tương tác cho du khách, du khách chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh để chạm vào bảng check-in gắn chip NFC tại các điểm tham quan và từ đó truy cập ngay thông tin về từng khu vực, sự kiện lịch sử và giá trị văn hóa của mỗi điểm tại Hải Vân Quan.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, bản đồ du lịch số 3D còn mở ra khả năng khám phá từ xa, cho phép người dùng tương tác với 9 điểm di tích quan trọng của Hải Vân Quan ở bất cứ đâu trên thế giới. Mỗi điểm đến được đi kèm với các câu chuyện lịch sử sinh động và hình ảnh chi tiết, giúp người dùng cảm nhận như đang thực sự bước vào hành trình khám phá di sản mà không cần di chuyển.

463240033_1085439986919479_7851413244304365728_n.jpg
Bản đồ du lịch số của Hải Vân Quan.
463592780_1085440073586137_5906106936024824255_n.jpg
Check-in tại Hải Vân Quan bằng công nghệ NFC.
463194777_1085440173586127_6821276612611633318_n.jpg
Một góc của Hải Vân Quan sau khi được tích hợp check-in bằng công nghệ NFC.

Di tích Hải Vân Quan là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân được xây dựng vào năm 1826 ngay ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia tại Quyết định số 1531/QĐ-BVHTTDL ngày 14/4/2017. Đây là di tích có nhiều giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc nghệ thuật với phía bắc của cổng Hải Vân Quan hướng về Thừa Thiên Huế đề 3 chữ “Hải Vân Quan”, phía nam hướng về TP Đà Nẵng đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khám phá “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Hải Vân Quan bằng bản đồ du lịch 3D
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO