Hà Nội xưa - nay

Tái hiện không gian Hà Nội thời chiến qua triển lãm trực tuyến 3D

Thụy Phương 07:10 18/09/2024

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, vào ngày 20/9, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm trực tuyến 3D “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

“Hỡi đồng bào Thủ đô!” là lời kêu gọi quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội. Trong suốt gần một thế kỉ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, đặc biệt kể từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân diễn ra sôi nổi, là tiền đề cho các cuộc khởi nghĩa sau đó. Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 dưới hình thức biểu tình của 20 vạn dân nội và ngoại thành Hà Nội đã giành thắng lợi vẻ vang. Từ đây, chính quyền ở Hà Nội về tay Việt Minh. Hà Nội hồi sinh chào đón Ngày Độc lập - Quốc Khánh 2/9.

11.jpg
Triển lãm hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm mới cho công chúng.

Khói lửa chiến tranh tiếp tục bao trùm phố phường Hà Nội từ cuối năm 1946 khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, toàn quân, toàn dân Hà Nội đã kiên cường chiến đấu, quyết hi sinh tất cả vì Thủ đô thân yêu.

Sau 9 năm kháng chiến quật cường, nhân dân Thủ đô đã được vui mừng chào đón đoàn quân chiến thắng tiến về giải phóng Hà Nội. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên Cột cờ Hà Nội, kết thúc một chặng đường đầy gian khổ, hi sinh nhưng hết sức rất oanh liệt, vẻ vang. Thủ đô Hà Nội rực rỡ huy hoàng ánh sáng của hòa bình - độc lập - tự do trong những ngày tháng 10/1954.

Triển lãm “Hỡi đồng bào Thủ đô!” giới thiệu đến công chúng những tài liệu lưu trữ và hình ảnh minh họa về cuộc đấu tranh chống Pháp của quân dân Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, trong đó nhiều tài liệu lần đầu tiên công bố.

12(1).jpg
Triển lãm cung cấp nhiều tài liệu, thông tin về lịch sử Thủ đô Hà Nội.

Triển lãm bố cục thành 3 phần. Phần 1 "Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời" giới thiệu tài liệu, hình ảnh về giai đoạn đầu cuộc xâm lược của thực dân Pháp tại Hà Nội. Phần 2 "Hà Nội vùng đứng lên" gồm tài liệu, hình ảnh về các cuộc đấu tranh cách mạng tại Hà Nội từ năm 1930 đến 1954. Phần 3 "Hà Nội ngày về chiến thắng" giới thiệu tài liệu, hình ảnh ngày giải phóng, vang mãi khúc khải hoàn ca.

Qua công nghệ số, triển lãm giúp người xem có thể trải nghiệm không gian Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp mọi lúc, mọi nơi, từ Thành Hà Nội đến chợ Đồng Xuân, đi qua Phố Cổ và quảng trường Nhà Hát Lớn tiến về Bắc Bộ Phủ...

Ban Tổ chức hy vọng triển lãm sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị cho công chúng, cung cấp những thông tin bổ ích về lịch sử Thủ đô Hà Nội, qua đó góp phần bồi đắp tinh thần yêu nước và lòng tự hào của người dân Hà Nội./.

Bài liên quan
  • Kỷ niệm về bức bích họa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tháng 10 năm 1978, học xong chương trình cao học ở Sophia, nước CHND Bungari, chuyên khoa tranh hoành tráng, tôi về làm việc ở Xưởng Mỹ thuật Quốc gia - nơi tập trung các họa sĩ có tên tuổi để sáng tác và thực hiện những bức tranh và những bức tượng đài có tầm vóc lớn cả về nội dung tư tưởng và hình thức mà các họa sĩ đơn lẻ không thể thực hiện được.
(0) Bình luận
  • Xứ Đoài - miền đất thiêng, vùng đất thơ
    Có những vùng đất chỉ cần thầm nhắc tên đã khơi dậy bao xúc cảm thi ca như sông Hương - núi Ngự, sông Lam - núi Hồng. Và xứ Đoài, với tâm điểm là núi Tản - sông Đà, cũng là một miền đất thiêng, một vùng đất thơ như thế.
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
  • Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
    Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Vào sáng ngày 16 tháng 5 năm 2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), đồng thời là dịp để công chúng chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc về hình tượng Người - vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
  • Dấu ấn tuổi thơ Bác Hồ qua trang viết của nhà văn Sơn Tùng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản lần thứ ba tác phẩm "Bông sen vàng" của nhà văn Sơn Tùng – một trong những cuốn sách tiêu biểu viết về thời niên thiếu của Bác.
  • “Động lực mới cho phát triển kinh tế”
    Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “kinh tế tư nhân đã vươn lên mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước...” trong bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” của Tổng Bí thư Tô Lâm tới quý bạn đọc.
  • Học sinh Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng Olympic vật lý châu Á
    Ngày 11/5, Bộ Giáo dục Đào tạo thông tin, đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic vật lý châu Á (APhO) năm 2025 được tổ chức tại Ả rập Xê út đã đạt thành tích xuất sắc với 8/8 học sinh đều giành huy chương, gồm 3 Huy chương vàng, 3 Huy chương bạc, 2 Huy chương đồng.
Đừng bỏ lỡ
Tái hiện không gian Hà Nội thời chiến qua triển lãm trực tuyến 3D
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO