Văn hóa – Di sản

Thời đại Hai Bà Trưng được tái hiện ấn tượng bằng công nghệ 3D mapping

Hoa Quỳnh - Hải Truyền 16/02/2024 06:29

Màn trình diễn 3D mapping chủ đề “Âm vang Mê Linh” tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội), đã đưa khán giả đến gần với dữ liệu lịch sử thời Hai Bà Trưng hơn bao giờ hết.

Như Tạp chí Người Hà Nội đã đưa tin, tối mùng 6 tháng Giêng (15/2/2024) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội Đền Hai Bà Trưng Xuân Giáp Thìn 2024.

dsc03888.jpg
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dự Lễ kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội Đền Hai Bà Trưng Xuân Giáp Thìn 2024.
dsc03868.jpg
Lãnh đạo các Sở, ngành Thành phố Hà Nội; Huyện ủy và UBND huyện Mê Linh thực hiện nghi lễ chào cờ tại Lễ kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội Đền Hai Bà Trưng Xuân Giáp Thìn 2024, tối mùng 6 tháng Giêng (15/2/2024).

Tại sự kiện này, chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh” đã diễn ra rất ấn tượng và hoành tráng. Đây là một chương trình nghệ thuật bán thực cảnh, kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại lần đầu tiên diễn ra tại huyện Mê Linh nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của Hai vị kiệt nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị cùng các tướng lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa, giành lại nền độc lập dân tộc vào những năm 40-43 sau Công nguyên.

taihien.jpg
Chương trình nghệ thuật bán thực cảnh, kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại lần đầu tiên diễn ra tại huyện Mê Linh nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của Hai vị kiệt nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị.
1.jpg
“Âm vang Mê Linh” có sự kết nối quá khứ - hiện tại - tương lai...
6.jpg
“Âm vang Mê Linh” gợi nhiều sự liên tưởng, dễ dàng truyền tải những thông điệp nội dung, đưa khán giả đến gần với dữ liệu lịch sử thời Hai Bà Trưng một cách tinh tế, thực cảnh, hấp dẫn, hiệu quả.

Sân khấu liên tục thay đổi bối cảnh, giúp tái hiện sống động những khung cảnh lao động trong đời sống của nhân dân Âu Lạc xưa (thời Hai Bà Trưng), hay nỗi kinh hoàng trước cảnh nước mất, nhà tan khi quân giặc đô hộ, cướp bóc nhân dân, cảnh rừng thiêng nước độc khi nhân dân phải đi tìm các sản vật cống tế, hay khí thế hừng hực trong lời kêu gọi chiêu mộ nghĩa binh hội tụ, tế cờ khởi nghĩa, chiến đấu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng những năm 40- 43 sau Công Nguyên.

taihien2.jpg
Chương trình nghệ thuật đặc sắc, được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping LED matrix hiện đại...
5.jpg
...kể câu chuyện lịch sử theo cách thức mới mẻ, với các chương hồi, cảnh diễn nối tiếp, được biến chuyển tinh tế bằng kĩ xảo ánh sáng, âm nhạc hấp dẫn và đa dạng hình thức thể hiện như: ca hát, xiếc, múa, đồng diễn trống…

Khán giả có những trải nghiệm độc đáo, đặt họ vào không gian của vùng đất Âu Lạc trong buổi đầu lập nước, giữ nước. Công nghệ 3D mapping vẽ lại bức tranh oanh liệt thời đại Hai Bà Trưng bằng ánh sáng, mang đến cho công chúng những trải nghiệm hình ảnh sống động, ấn tượng và đưa câu chuyện lịch sử chạm đến mọi giác quan một cách chân thực.

dsc03905.jpg
Chương trình đặc biệt chú trọng vào yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn vinh công đức Hai Bà Trưng kết hợp các màn biểu diễn với những công nghệ hiện đại nhất.

“Âm vang Mê Linh” là đêm hội của âm thanh và ánh sáng, thể hiện sức hấp dẫn của công nghệ hiện đại trên nền tảng cốt lõi là các câu chuyện lịch sử, tạo nên một làn gió mới, cách tiếp cận mới và biểu đạt mới cho các câu chuyện lịch sử trong nhịp sống đương đại, thu hút sự theo dõi của đông đảo nhân dân và du khách khi đến với vùng đất Mê Linh “địa linh nhân kiệt”.

dsc03849.jpg
“Âm vang Mê Linh” mang giá trị kiến thức, hình ảnh hấp dẫn, thú vị, dẫn dắt người xem tham gia, tương tác vào bối cảnh diễn ra các sự kiện lịch sử của dân tộc.

Đây là hoạt động thiết thực và ý nghĩa đối với du khách thập phương, là dịp để nhân dân được tham quan, tìm hiểu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, lịch sử vùng đất Mê Linh xưa, đời sống của người dân Âu Lạc buổi đầu dựng nước và giữ nước.

tai-hien-3.jpg
Chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh” góp phần tạo nên sản phẩm văn hóa nghệ thuật, du lịch độc đáo, thể hiện tính giáo dục trải nghiệm cho học sinh tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, tình yêu quê hương đất nước...

Đồng thời nhân dân được hiểu thêm về những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước và khơi dậy niềm tự hào trong lòng mỗi người dân đất Việt, khẳng định tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ, không chịu khuất phục trước kẻ thù của người Việt từ xưa đến nay.

tai-hien-5.jpg
Lời thề của Hai Bà Trưng được trình chiếu trong chương trình.
tai-hien-7.jpg
Chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh” góp phần tạo nên sản phẩm văn hóa nghệ thuật, du lịch độc đáo, thể hiện tính giáo dục trải nghiệm cho học sinh tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, tình yêu quê hương đất nước, ý chí tự lực tự cường của dân tộc.

“Âm vang Mê Linh” là nơi hội tụ, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống tới các thế hệ học sinh, góp phần thúc đẩy phát triển tình yêu quê hương đất nước, các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, tương xứng với bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống của huyện Mê Linh nói riêng, Thủ đô Hà Nội và Việt Nam nói chung./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Thời đại Hai Bà Trưng được tái hiện ấn tượng bằng công nghệ 3D mapping
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO