Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh)

Sơn Dương (t/h) 15:00 13/04/2023

Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị (hai chị em sinh đôi); sinh ngày mồng 1 tháng 8 năm 14 sau Công nguyên tại thôn Cổ Lôi (nay là thôn Hạ Lôi), xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Là con của Lạc tướng huyện Mê Linh và bà Man Thiện người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Nội) là cháu chắt bên ngoại vua Hùng. Vốn dòng dõi con nhà Lạc tướng, Hai Bà có trí thông minh, giỏi võ nghệ, bản lĩnh hơn người. Năm 19 tuổi, Trưng Trắc kết duyên với Thi Sách - con trai Lạc tướng huyện Chu Diên. Lãnh thổ Mê Linh và Chu Diên liền cõi, hai gia đình đều là Lạc tướng nên thanh thế, uy danh càng thêm lớn.

Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Đông Hán thôi thúc vợ chồng Trưng Trắc - Thi Sách tính kế nổi dậy chống lại giặc Hán xâm lược. Thái thú Tô Định giết chết Thi Sách. Việc đó không làm Trưng Trắc sờn lòng, trái lại càng thôi thúc bà và em gái là Trưng Nhị quyết tâm khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, rửa nợ nước trả thù nhà, dựng lại cơ nghiệp xưa của các vua Hùng.

Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào “mùa xuân, tháng 2, niên hiệu Kiến Vũ thứ 16” tức khoảng tháng 3 năm 40 đầu Công nguyên. Trước Đàn thề ở cửa sông Hát Môn (nay là Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) - Nơi khởi phát cuộc khởi nghĩa, Trưng Trắc đã đọc 4 lời thề:

Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.

Cuộc khởi nghĩa mau chóng được sự ủng hộ của các Lạc tướng, Lạc dân toàn khu vực sông Hồng - quận Giao Chỉ rồi toàn Nam Việt và Âu Lạc cũ. Xuất quân từ Hát Môn, Hai Bà đánh phá Đô uý trị của giặc ở Hạ Lôi, rồi từ Mê Linh đánh chiếm Cổ Loa, vượt sông Hoàng, sông Đuống, xuôi sông Dâu chiếm Luy Lâu. Hoảng sợ trước khí thế ngút trời của nhân dân Âu Lạc, quan Thái thú Tô Định không dám chống cự, phải cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải. Khí thế khởi nghĩa ở Mê Linh lan rộng vào Cửu Chân, Nhật Nam sang Uất Lâm, Hợp Phố... Chỉ trong vòng 2 tháng, nghĩa quân đã làm chủ được 65 huyện thành, giải phóng toàn bộ đất nước, giành lại độc lập cho nhân dân. Nền độc lập được khôi phục sau hơn 150 năm bị nô lệ. Mùa hè năm Canh Tý, bà Trưng Trắc được tôn làm vua, hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh; bà Trưng Nhị được phong là Bình Khôi công chúa, cả nước được xá thuế 2 năm.

“Bà Trưng quê ở Châu Phong,

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.

Hồng quân nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành.

Đô kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.

Ba thu gánh vác sơn hà

Một là báo phục, hai là bá vương”.

(Đại Nam quốc sử diễn ca).

Biết trước dã tâm xâm lược của nhà Hán, Trưng Vương và các tướng lĩnh ra sức đề phòng. Trưng Vương định đô ở Hạ Lôi, Trưng Nhị xây thành Cự Triền. Mùa hè năm 42, Hán Quang Vũ phong Mã Viện làm Phục ba tướng quân đem hai vạn quân sang đánh nước ta. Hai Bà Trưng đã tiến quân từ Mê Linh xuống Lãng Bạc đánh quân xâm lược, nhưng kẻ địch đông lại nham hiểm nên quân Hai Bà bị thiệt hại nặng. Hai Bà lui về giữ thành Hạ Lôi, Cự Triền. Cuộc cầm cự diễn ra ác liệt, kéo dài một thời gian thì thế trận tan vỡ, cuối cùng Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát, chứ không chịu sa vào tay giặc.

Cuộc kháng chiến thất bại, tuy sau đó các tướng còn lại vẫn chiến đấu lẻ tẻ chống cự một thời gian nữa.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã ghi một dấu son sáng chói trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Hào khí của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vẫn đời đời bất diệt!

Hai Bà Trưng - là anh hùng dân tộc đầu tiên của nước ta, lại là phụ nữ, đã có công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Khí phách của Hai Bà Trưng trong sự nghiệp giữ nước được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Sự nghiệp của Hai Bà mãi mãi ở trong lòng mỗi người dân nước Việt. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Hai Bà Trưng, nhân dân ở các địa phương như: xã Mê Linh (huyện Mê Linh - Hà Nội); Hát Môn (huyện Phúc Thọ - Hà Nội); Xuân Đài, Tiên Đài, Quan Đài (huyện Yên Lạc - Vĩnh Phúc); Văn Giang; Đồng Nhân (nay thuộc quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) và nhiều nơi trong cả nước lập đền thờ Hai Bà Trưng. Hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội tưởng nhớ công đức của Hai Bà và các tướng lĩnh vào ngày mùng 6 tháng giêng. Điều đó thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh - Hà Nội được xây dựng ngay trên chính mảnh đất thiêng nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên và cũng chính nơi này Hai Bà đã xưng Vương, lập Hoàng cung.

Tương truyền, triều Lý, đời vua Anh Tông (1138 - 1175), trời hạn hán. Hai Bà Trưng báo mộng, nhà vua làm lễ cầu đảo được mưa cho dân cày cấy, bèn truyền lập đền thờ Hai Bà tại cố hương. Khởi đầu, đền vẫn trông về hướng tây nam (toạ Cấn hướng Khôn). Cho đến nay, đền đã qua 5 lần trùng tu xây dựng.

Lần 1: Theo truyền thuyết, thời Hậu Lê (thế kỷ XVII) quan Thượng Láng trên đường về kinh, qua đền không xuống voi, Hai Bà liền đánh voi phủ phục. Quan Thượng Láng bèn bắt sửa quay đền về hướng tây bắc. Vì thế, đến nay vẫn còn một số đồ thờ thời Hậu Lê.

Lần 2: Đời vua Tự Đức triều Nguyễn, năm Tân Tỵ (1881) có ông Nguyễn An Liên người Hạ Lôi làm phủ uý An Lãng, thấy đền xoay hướng, dân tình bất an, bèn cùng bộ lão xoay trả hướng đền như cũ. Đồng thời cho phá bỏ hai Tả mạc để cho sân rộng rãi tiện việc tế rước.

Lần 3: Cuối năm Tân Tỵ 1881, bão to làm đổ Tam quan. Ông Bích người làng Hạ Lôi, hoạt động Cần Vương được Tôn Thất Thuyết mời vào Huế, trở ra ông lấy mẫu Ngọ Môn và xây lại Tam quan, thường gọi là Tác môn và trùng tu Tiền tế.

Lần 4: Năm 1934, tri phủ An Lãng giao chánh tổng đứng ra đốc xuất trùng tu trung điện, nên kiến trúc thay đổi mới theo.

Về kiến trúc theo kiểu “nội đinh, ngoại thất”, trong có Trung điện, Hậu cung, ngoài có Tiền tế, ngoài cùng có Tam quan.

Các tác phẩm điêu khắc hết sức có giá trị về mặt nghệ thuật chạm khắc thời Nguyễn như đôi rồng đá ở thềm toà Trung điện, các bức cửa võng, khám thờ đều là những tác phẩm chạm gỗ đẹp với các đề tài: Long chầu nguyệt, phượng cần thư, long phượng tòng vân, cúc sen hoá rồng, các loại hoa chanh, cúc, hổ phù... cùng các bộ kiệu rước được làm từ thời Lê, hoành phi, câu đối thể hiện khí phách của Hai Bà Trưng xứng danh con Hồng cháu Lạc, quyết đuổi giặc thù, mở nền tự chủ. Từ đó khởi nguồn cho nền văn hiến Việt Nam ngang hàng với Bắc quốc, cũng chính là sức mạnh trường tồn của dân tộc ta.

Vào những năm 1943 - 1944, đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng làm một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội ngày 19 tháng 8 năm 1945.

Đền Hai Bà Trưng là một di tích lịch sử đặc biệt quan trọng, được Nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia năm 1980.

Lần 5: Ngày 29 tháng 8 năm 2002, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra Quyết định số 3196/QĐ - UB phê duyệt dự án quy hoạch, tôn tạo tổng thể đền thờ Hai Bà Trưng và đã được Bộ Văn hoá và Thông tin chấp thuận. Quy hoạch dự án đó được thực hiện theo hai giai đoạn: từ 2002 - 2005 và từ 2005 - 2010.

Việc tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng thực hiện trong giai đoạn 1 (từ năm 2002 - 2005): Tu bổ, tôn tạo 3 toà đền chính; sơn son thếp bạc các cấu kiện gỗ của 3 toà, tu bổ toàn bộ nội thất đền. Dịch chuyển nhà Tả mạc, Hữu mạc để nới rộng không gian đền; cải tạo hồ bán nguyệt, và sân đền trước Tiền tế; xây dựng hệ thống đền thờ thân, phụ mẫu Hai Bà, đền thờ thân, phụ mẫu ông Thi Sách; đền thờ các tướng lĩnh của Hai Bà; khôi phục lại thành ống, hộp thư bí mật... Giai đoạn 2 (từ năm 2005 - 2010): Xây dựng hệ thống các công trình phục vụ tham quan, du lịch, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đường giao thông nội tuyến, ngoại tuyến...

Đền thờ Hai Bà Trưng là một công trình văn hoá - tâm linh, một công trình kiến trúc nghệ thuật, một di tích lịch sử và cách mạng trọng điểm của huyện Mê Linh nói riêng, của thành phố Hà Nội nói chung. Đền có quy mô hoành tráng bậc nhất trong hệ thống các di tích thờ Hai Bà Trưng trong cả nước hiện nay, xứng đáng với công lao to lớn của Hai Bà trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đồng thời, cùng với hệ thống 178 di tích của huyện Mê Linh, đền Hai Bà Trưng còn là một danh lam thắng cảnh phục vụ du lịch của khách tham quan trong và ngoài nước. Đền Hai Bà Trưng (đền Hạ Lôi) đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1980./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đình Gia Thuy, gò Mộ Tổ (quận Long Biên)
    Đình Gia Thuy, gò Mộ Tổ (phường Gia Thuy, quận Long Biên) nằm trong địa vực sinh tụ chính của cư dân Việt cổ từ thời dựng nước, nên mảnh đất Gia Thuy có lịch sử tạo dựng từ rất lâu đời. Một trong những dấu tích minh chứng cho bề dày lịch sử đó chính là cụm di tích đình Gia Thuy - gò Mộ Tổ.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO