Sự kiện & Bình luận

Trình chiếu bức tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D

Thu Trang 04/05/2024 07:19

Tối 3/5, Tại khu vực tượng đài Cảm tử (quận Hoàn Kiếm) đã khai mạc trình chiếu bức tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D.

Tham dự chương trình có Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng; Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lò Văn Tiến; cùng lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương…

img_2816.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc trình chiếu bức tranh Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng công nghệ 3D mapping

Đây là hoạt động do Bộ thông tin và truyền thông, UBND TP Hà Nội phối hợp tổ chức với mong muốn mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước cùng hướng về Điện Biên Phủ để tưởng nhớ, tri ân và hồi tưởng lại những ngày tháng bi tráng, hào hùng của lịch sử dân tộc; giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu thêm về dấu mốc lịch sử huy hoàng và khát vọng của hòa bình, độc lập của dân tộc.

Hoạt động thiết thực chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ nhằm phục vụ cho các cơ quan, tổ chức và Nhân dân, nhất là những người dân chưa có dịp đến Điện Biên Phủ được chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật độc đáo và hiểu thêm về quá trình, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ. Sự kiện đặc biệt này hứa hẹn mang đến cho công chúng trải nghiệm sống động, chân thực về một trong những trang sử hào hùng nhất của dân tộc ta.

dbp2.jpeg
Sự kiên được diễn ra tại Khu vực Tượng đài Cảm tử Hà Nội thu hút đông đảo người xem

Bức tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” là tác phẩm nghệ thuật đồ sộ với diện tích hơn 3.000m2, được các họa sĩ tài năng dày công, tâm huyết khắc họa rõ nét “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của quân và dân ta để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” được áp dụng công nghệ truyền thông mới áp dụng công nghệ số với sự kết hợp giữa kỹ xảo, màu sắc và âm thanh sống động, giúp người dân trong nước, bạn bè quốc tế cảm nhận và hiểu thêm về mốc son chói lọi của dân tộc một cách trực quan và sinh động nhất.

dbp1.jpeg
Tái hiện khẩu pháo được bộ đội ta kéo vào Điện Biên Phủ.

3D Mapping là kỹ thuật dùng ánh sáng để tạo hiệu ứng 3D cho bề mặt mà nó tiếp xúc nhằm tạo các khối hình ảnh trong không gian ba chiều. Có thể hiểu 3D mapping là sự kết hợp giữa 3D và công nghệ làm phim thông qua việc dựng mô hình có tỉ lệ kích thước giống hoàn toàn 100% so với vật thể thật, kết hợp các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng 3D để trình chiếu cho người xem.

Với những tính năng này, Bộ Thông tin và Truyền thông lần đầu tiên triển khai ứng dụng công nghệ 3D Mapping hiện đại để trình chiếu bức tranh Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ", hứa hẹn sẽ mang đến cho người xem những cảm xúc sâu sắc trước một không gian sống động, hào hùng, bi tráng; cho người xem thấy được toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ 56 ngày đêm.

dbp3.jpg
Mô hình súng Bazoka tỉ lệ 1:1.

Chương trình trình chiếu 3D Mapping bức tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dự kiến qua 4 trường đoạn (tổng thời lượng 1 lần chiếu cho cả 4 trường đoạn là khoảng 10 phút, và sẽ phát đi phát lại liên tục trong suốt ca chiếu). Các trường đoạn được trình chiếu gồm: Trường đoạn 1- Toàn dân ra trận; trường đoạn 2-Khúc dạo đầu hùng; trường đoạn 3- Cuộc đối đầu lịch sử; trường đoạn 4- Khúc khải hoàn mừng chiến thắng. Thời gian trình chiếu từ 18h30 đến 23h các ngày từ 3 đến 7/5.

Việc trình chiếu bức tranh 3D "Chiến dịch Điện Biên Phủ" tại Hà Nội là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt trong công tác trưng bày, quảng bá và tuyên truyền lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi gợi lòng biết ơn, tình yêu hòa bình tự do cho thế hệ trẻ, đồng thời khẳng định vị thế và tầm quan trọng của Chiến thắng Điện Biên Phủ trong lịch sử dân tộc./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Trình chiếu bức tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO