Văn hóa - Xã hội

Chương trình “Khúc quân hành” 2024: Thấm đượm niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng cách mạng

Hoa Quỳnh - Đình Thế - Hải Truyền 07:11 27/07/2024

Ngày đầu tiên (19/7) của Chương trình “Khúc quân hành” lần VIII năm 2024 do Hội Cựu chiến binh Văn phòng Quốc hội và Tạp chí Người Hà Nội phối hợp tổ chức nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ, đoàn đã đến dâng hương, viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nơi yên nghỉ của Đại tướng ở Vũng Chùa – Đảo Yến (tỉnh Quảng Bình), Nghĩa trang Quốc gia Đường 9 và Thành cổ Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị).

Kế thừa và tiếp nối thành công của 7 lần trước, năm 2024, Chương trình “Khúc Quân hành” mang chủ đề “Âm vang Trường Sơn”, diễn ra từ ngày 19 – 21/7 tại tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.

Nhà báo Vương Minh Huệ, Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, cho biết, đây là chương trình nhằm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024), chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

khuc-quan-hanh-12-.jpg
Đại diện Ban tổ chức Chương trình “Khúc quân hành” lần VIII năm 2024 trong phút mặc niệm trước mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
khuc-quan-hanh-10-.jpg
Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội thắp nén hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Khu mộ Đại tướng ở Đảo Yến - Vũng Chùa, tỉnh Quảng Bình.

Xuất phát từ Thủ đô Hà Nội khi phố phường vẫn “ngủ say”, thành viên đoàn của “Khúc Quân hành” năm 2024 là các lãnh đạo, Hội viên cựu chiến binh Văn phòng Quốc hội; cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Người Hà Nội và đại diện các doanh nghiệp, đơn vị đồng hành đã di chuyển tới khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa – Đảo Yến (tỉnh Quảng Bình). Trong cái nắng trưa của miền Trung bỏng rát, vậy nhưng dòng người trên khắp mọi miền Tổ quốc vẫn nối đuôi nhau đến viếng “người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” trong niềm tự hào, biết ơn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

u36a1093.jpg
Thành viên đoàn di chuyển lên khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp dâng hoa, dâng hương.
khuc-quan-hanh-13-.jpg
Các cựu chiến binh, cán bộ phóng viên, biên tập viên, các đơn vị đồng hành trong chương trình Khúc Quân hành thắp hương trước mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thay mặt Ban Tổ chức Chương trình “Khúc quân hành” lần VIII năm 2024, đồng chí Nguyễn Văn Mười – Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Văn phòng Quốc hội, trước mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp bày tỏ những cống hiến lớn lao của Đại tướng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 để đất nước có được như ngày hôm nay. “Chúng tôi xin nguyện đoàn kết làm tốt công tác nghĩa tình đồng đội, phấn đấu công tác, nâng cao phẩm chất cách mạng của thế hệ cha anh để xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các anh hùng Liệt sỹ nói chung, với những đóng góp to lớn của Đại tướng nói riêng cho đất nước”.

khuc-quan-hanh-17-.jpg
Ban tổ chức Chương trình “Khúc quân hành” lần VIII năm 2024 dâng hương tại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9.
khuc-quan-hanh-18-.jpg
Đồng chí Nguyễn Văn Mười và nhà báo Vương Minh Huệ thay mặt Ban tổ chức chương trình “Khúc quân hành” lần thứ VIII thỉnh hồi chuông tại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9.

Rời khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thành viên đoàn Chương trình “Khúc quân hành” lần VIII năm 2024 đã đến dâng hương, thắp hương tri ân cho các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9 (TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị). Đây là nơi yên nghỉ của gần 11.000 Anh hùng liệt sĩ thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận Đường 9 và trên đất nước Lào anh em trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

khuc-quan-hanh-20-(1).jpg
Đồng chí Nguyễn Văn Mười thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ trước tượng đài Nghĩa trang Quốc gia Đường 9.

“Nghĩa trang Quốc gia Đường 9 là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là nơi chiến tranh đã đi qua nhưng mỗi khi đến đây chúng ta đều không khỏi bồi hồi, nghẹn ngào bởi những tấm bia mộ còn chưa xác định được tên tuổi, quê quán của các anh hùng liệt sỹ. Chúng tôi rất đỗi tự hào về thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương để đất nước có được ngày độc lập, đến nay không ngừng phát triển mạnh mẽ”, Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội Vương Minh Huệ, chia sẻ.

khuc-quan-hanh-22-.jpg
khuc-quan-hanh-24-.jpg
khuc-quan-hanh-23-.jpg
khuc-quan-hanh-25-.jpg
khuc-quan-hanh-29-.jpg
khuc-quan-hanh-28-.jpg
khuc-quan-hanh-27-.jpg
Các thành viên trong đoàn thắp hương tri ân các anh hùng Liệt sỹ tại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9.

Tại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9, đồng chí Nguyễn Văn Mười và nhà báo Vương Minh Huệ thay mặt Ban tổ chức chương trình “Khúc Quân hành” lần thứ VIII thỉnh hồi chuông trước khi kính cẩn đặt vòng hoa, dâng hương tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với những người con ưu tú trên mọi miền đất nước đã ngã xuống vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Điểm dừng chân trong ngày đầu tiên của chương trình “Khúc Quân hành” lần thứ VIII, toàn đoàn đã đến Thành cổ Quảng Trị dâng hương, dâng hoa, thắp nén hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc.

khuc-quan-hanh-2-.jpg
Ban tổ chức chương trình “Khúc quân hành” lần thứ VIII tại Thành cổ Quảng trị.
khuc-quan-hanh-3-.jpg
Các thành viên đoàn di chuyển lên Đài tưởng niệm Thành cổ Quảng Trị thắp nén hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu vì nền độc lập dân tộc và nhất là trong 81 ngày đêm lịch sử (28/6 đến 16/9/1972).

Hơn 50 năm trước, cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị kéo dài 81 ngày đêm (từ 28/6 đến 16/9/1972), gắn với dòng sông Thạch Hãn đầy bi tráng đã đi vào lịch sử như bản hùng ca bất tử, lay động lương tri loài người, trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mãi mãi khắc ghi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Bằng tính kỷ luật tuyệt vời của người lính, ý chí ngoan cường và sự hy sinh vô bờ bến, các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam và nhân dân tỉnh Quảng Trị nói riêng, đã kiên quyết giữ vững trận địa trong suốt 81 ngày đêm. Đó là 81 ngày đêm lịch sử đầy hy sinh mà mãi mãi bất tử và “mỗi mét vuông đất mà các chiến sĩ ta giành được ở Thành cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”.

khuc-quan-hanh-4-.jpg
khuc-quan-hanh-5-.jpg
khuc-quan-hanh-6-.jpg
Thắp hương tri ân trên kỳ đài của Thành cổ Quảng Trị.
khuc-quan-hanh-7-.jpg
Thành viên đoàn xúc động nghẹn ngào trước những câu chuyện lịch sử về sự anh dũng, quật cường của các thế hệ cha anh trong "mùa hè đỏ lửa" năm 1972 để bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.

Đến với 3 địa danh kể trên, thành viên đoàn tham gia chương trình “Khúc Quân hành” lần thứ VIII đều rất xúc động và tự hào. Từ đó đã giúp tất cả thấm nhuần sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ, đã không tiếc máu xương vì nền độc lập tự do của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội và toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam./.

Ngày 20 - 21/7 tại tỉnh Quảng Trị, chương trình “Khúc quân hành” lần thứ VIII do Tạp chí Người Hà Nội và Hội Cựu chiến binh Văn phòng Quốc hội phối hợp tổ chức, sẽ tiếp tục diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, nhân văn nhằm nêu cao truyền thống tốt đẹp Đền ơn đáp nghĩa: Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, trao hơn 200 suất quà tới các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng; nhà tình nghĩa cho gia đình thương binh, trao sổ tiết kiệm (mỗi sổ trị giá 10 triệu đồng) cho 4 Mẹ Việt Nam anh hùng...

Bài liên quan
  • Tổ chức chương trình "Khúc quân hành" lần VIII, năm 2024 với chủ đề “Âm vang Trường Sơn”
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Tạp chí Người Hà Nội, Hội Cựu chiến binh cơ quan Văn phòng Quốc hội phối hợp tổ chức chương trình Khúc quân hành lần VIII năm 2024 với chủ đề “Âm vang Trường Sơn”. Đây là chương trình thường niên do Hội Cựu chiến binh cơ quan Văn phòng Quốc hội, Tạp chí Người Hà Nội phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 hằng năm.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • [Video] Hương sắc Quảng Phú Cầu
    Có tuổi đời hơn trăm năm, làng hương Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) đã trở thành điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đến Thủ đô Hà Nội. Đến với Quảng Phú Cầu là đến với những gam màu rực rỡ, đến với những người làm nghề thân thiện, hiền hòa. Mặc cho những biến đổi của đời sống xã hội, những thăng trầm của thời gian, người dân nơi đây vẫn gắn bó cùng nghề làm hương truyền thống ông cha để lại.
  • Lãnh đạo quận Hoàng Mai thăm hỏi nạn nhân bị cây đổ do bão số 3
    Sáng 7/9, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Linh đã đến thăm hỏi, động viên nạn nhân trong vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra trên tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Hoàng Liệt), do ảnh hưởng của bão số 3.
  • Người dân Hà Nội không nên ra khỏi nhà khi bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người khi bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
  • Ảnh hưởng bão số 3, Hà Nội gió mạnh nhất từ chiều tối đến đêm ngày 7/9, cảnh báo nguy cơ ngập lụt
    Theo bản tin bão khẩn cấp - cơn bão số 3 do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát lúc 14 giờ ngày 7/9, thời điểm gió mạnh nhất tại Hà Nội trong khoảng từ chiều tối đến đêm ngày 7/9; mưa to đến rất to tập trung từ chiều ngày 7/9 đến sáng 8/9 khả năng gây ngập lụt.
  • Huyện Chương Mỹ trực ban 24/24 giờ ứng phó với bão số 3
    Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Anh Đức đã Điện tới UBND các xã, thị trấn; Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện; Công ty Điện lực Chương Mỹ; Xí nghiệp Đầu tư phát triển thủy lợi Chương Mỹ; Các phòng, ban, ngành, các đơn vị trên địa bàn huyện về việc ứng phó với bão số 3.
  • Bão số 3 Yagi giảm 1 cấp, không còn là siêu bão, nhưng sức tàn phá còn rất lớn
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, siêu bão Yagi có thể có gió cấp 10 - cấp 12, giật cấp 14 khi vào đất liền và có sức tàn phá rất lớn.
  • Quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi ảnh nghệ thuật "Đất và người Tây Hồ"
    Cuộc thi được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, văn hoá, du lịch của quận Tây Hồ đến với Nhân dân, du khách trong và ngoài nước. Đây là cuộc thi nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Trưng bày tài liệu “Hà Nội và những Cửa Ô”: Kể câu chuyện lịch sử các Cửa Ô Thăng Long - Hà Nội
    Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những Cửa Ô”. Trưng bày dự kiến diễn ra tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội (19C, quận Hoàn Kiếm) ngày 9/10/2024.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Kỳ 1 - Tấm gương sáng vùng biển
    Buổi chiều trên bãi biển, nắng khá gắt nhưng gần biển nên có gió khiến cho cái nóng nực trong người Hải cũng vơi bớt. Anh ngồi chơi uống nước và phóng tầm mắt ra xa nhìn những liếp cá do người dân phơi nổi bật dưới cái nắng gắt...
  • Trao 8 giải thưởng cho các tài năng nghệ thuật sáng tạo Việt Nam
    Chiều ngày 5/9, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp với Quỹ Dàn nhạc Trẻ Thế giới (WYO) tổ chức lễ trao giải Dự án “Âm thanh tình anh em, khám phá các tài năng - Sounds of Brotherhood".
  • [Podcast] Cốt cách người con gái Hà thành
    Nhắc đến người con gái Hà Nội xưa, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh người con gái dịu dàng trong tà áo trắng, tóc buộc hờ sau lưng, ý nhị kín đáo từ bước đi đến cách ăn mặc. Vẻ đẹp ấy, cốt cách ấy một thời đã “nằm lòng” trong những tao nhân mặc khách và là nguồn cảm hứng cho biết bao đề tài thơ, văn, nhạc, họa ra đời. Con gái Hà Nội xưa: Tinh tế, hiếm hoi như giọt sương dưới lá, có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy. Trong chương trình “Chuyện người Hà Nội “ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm
  • Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện mùa Thu lịch sử
    Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang nhấn mạnh, Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 là một trong những chương trình chính thức chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ tái hiện mùa Thu lịch sử của Thủ đô, thúc đẩy du lịch Thành phố phát triển hơn nữa.
  • Quận Hà Đông lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường
    Quận Hà Đông (Hà Nội) lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường với tổng diện tích hơn 52.000 m2 ở khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao của quận.
Chương trình “Khúc quân hành” 2024: Thấm đượm niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng cách mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO