Văn hóa - Xã hội

Những người lính quân hàm xanh giữ bình yên biên giới Tây Bắc:Bài cuối: Thắm đượm tình nghĩa quân dân

Đình Thế 10/05/2024 08:54

Với tinh thần “Gần dân, sát dân, hiểu dân”, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên luôn gần gũi, gắn bó với đồng bào các dân tộc vùng biên. Bằng những phần việc cụ thể, những người lính quân hàm xanh đã thực sự đồng hành, hỗ trợ bà con phát triển mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội…

Đồng hành cùng người dân

Đứng chân trên địa bàn xã Thanh Luông (huyện Điện Biên) nơi đóng quân Đồn Biên phòng Thanh Luông được giao quản lý, bảo vệ 13,818 km đường biên giới với 7 cột mốc, thuộc địa bàn gồm 3 xã Thanh Luông, Thanh Hưng và Thanh Nưa có nhiều cách làm hay, sáng tạo, giúp nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự.

Có mặt tại gia đình bà Cà Thị Hoa, bản Nghịu, xã Thanh Luông trước đây là một trong những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Được Đồn Biên phòng Thanh Luông tuyên truyền, giúp ngày công, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, gia đình bà Hoa đã hình thành mô hình chăn nuôi, kết hợp trồng cây ăn quả cho thu nhập ổn định. Sau 2 năm trở lại đây, gia đình bà Hoa đã thoát nghèo, cuộc sống ổn định.

cc535f7e1d1dbc43e50c.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Pồn hướng dẫn gia đình anh Lò Văn Sơn phát triển mô hình bưởi da xanh.

Trung tá Đỗ Xuân Dũng, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Thanh Luông cho biết, những năm qua đơn vị đã tích cực triển khai các phong trào giúp dân phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh biên giới. Nhiều hoạt động, phong trào được tổ chức như: Mái ấm biên cương, bò giống cho người nghèo, nâng bước em tới trường, lớp xóa mù chữ, hũ gạo chiến sĩ… Mới đây, trong tháng 3/2024, đơn vị đã trao 25kg gạo cho một hộ nghèo trên địa bàn xã; trao 2,5 triệu đồng cho 5 em học sinh theo chương trình “Nâng bước em tới trường”.

Với phương châm “3 bám, 4 cùng” (bám trụ, bám dân, bám địa bàn và cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) những người lính biên phòng thường xuyên có mặt tại địa bàn để tuyên truyền, vận động và hỗ trợ bà con. Xác định công tác xóa đói giảm nghèo đóng vai trò quan trọng, đơn vị đã đẩy mạnh công tác tham mưu, đồng hành cùng địa phương triển khai nhiều mô hình sản xuất thiết thực.

Đặc biêt, Đồn Biên phòng Thanh Luông đã phối hợp với 3 xã, các cơ quan, nhà hảo tâm tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân; hỗ trợ làm 1 nhà đại đoàn kết; tặng 50 chiếc xe đạp, 50 chăn ấm cho học sinh…

Chia tay với những người lính quân hàm xanh Đồn Biên phòng Thanh Luông chúng tôi có mặt tại gia đình ông Lò Văn Sơn, sinh năm 1985, trú tại bản Cò Chạy 2 là một trong những người được nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Pồn. Ông Sơn chia sẻ, gia đình ông rất khó khăn. Vợ ông sức khỏe yếu, 10 năm nay phải đi viện chạy thận nhân tạo, con thì bị tai nạn lao động phải ngồi một chỗ không làm việc được. Vườn cây ăn quả, đất đai rộng nhưng mà không có nhân công, nhân lực để làm mình ông làm không xuể, ngoài ra, sức ép kinh tế lại đặt lên vai ông.

“May nhờ có các cán bộ, chiến sĩ biên phòng Mường Pồn mấy năm qua tận tình xuống hỗ trợ, cùng gia đình phát quang cây cỏ, đào hố, trồng và chăm bón cây… nên đến nay, vườn bưởi, vườn cam của gia đình đã lớn, hứa hẹn thu hoạch năng suất, giúp gia đình tôi bớt khó khăn. Quả thật, không có cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ, rất khó để gia đình tôi có được thành quả này”, ông Lò Văn Sơn chia sẻ.

Để giúp người dân phát triển kinh tế những năm qua các đồn biên phòng đã phân công cán bộ phụ trách địa bàn luôn bám sát cơ sở, đến từng gia đình gặp gỡ, lắng nghe trao đổi tâm tư, nguyện vọng của người dân để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và chỉ huy đơn vị có biện pháp tháo gỡ khó khăn, kịp thời hỗ trợ bằng việc làm cụ thể.

f14a1a9f28fc89a2d0ed.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh Luông giúp dân xây nhà.

Bên cạnh đó, BĐBP tỉnh triển khai nhiều phong trào, mô hình giúp đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo; xây dựng, củng cố thế trận biên phòng toàn dân.

Tính từ năm 2023 đến nay BĐBP tỉnh Điện Biên đã giúp 321 hộ gia đình xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động gắn kết chặt chẽ với các nhà trường giúp đỡ, nâng bước học sinh khó khăn đến trường như: Phối hợp vận động 119 lượt học sinh bỏ học trở lại trường; xây mới và sửa 9 lớp học, mở 7 lớp xóa mù chữ cho 138 học viên tại 2 huyện Nậm Pồ và Mường Chà. Thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường” và “Con nuôi đồn biên phòng”, các đơn vị BĐBP tỉnh đã hỗ trợ 79 học sinh và nhận nuôi 26 cháu. Thực hiện dự án “cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường”, BĐBP tỉnh đã nhận nuôi, hỗ trợ 182 học sinh người dân tộc thiểu số.

Mỗi người dân là một “cột mốc sống”

Là người con của vùng đất biên giới, hiểu về từng ngọn núi, gắn bó với từng cột mốc biên cương, mỗi người dân biên giới được ví như “cột mốc sống”, “tai mắt” trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Ông Lỳ Xuyến Phù ở bản A Pa Chải, xã Sín Thầu cho biết, cứ định kỳ vào ngày đầu tiên tháng, ông lại dành thời gian tham gia cùng với các tổ tuần tra của Đồn Biên phòng A Pa Chải đi kiểm tra bảo vệ đường biên, cột mốc. Hành trang của ông Phù đơn sơ chỉ là con dao phát nương, bình nước, gói xôi để đi đến từng mốc quản lý, phát dọn cây cỏ cho sạch sẽ mốc giới quốc gia.

dsc_0545c333390.jpg
Người dân tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc cùng với cán bộ, chiến sĩ biên phòng.

Ngoài thời gian đi tuần tra, những lúc làm nương hay chăn nuôi gia súc ông Phù thường xuyên kiểm tra khu vực đường biên, cột mốc gia đình nhận bảo vệ để kịp thời báo cho các cơ quan chức năng khi có những vấn đề phát sinh. Không chỉ tích cực đi đầu trong việc tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, với vai trò là người có uy tín của bản, ông Phù còn tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân trong xã cùng chung tay, góp sức cùng thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng giữ gìn tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị.

1b44a633fc505d0e0441.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh Luông khám chữa bệnh, tư vấn cấp thuốc miễn phí cho người dân.

Đại tá Nhâm Văn Mạnh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên nhấn mạnh, để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, các đồn Biên phòng đẩy mạnh thực hiện Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong trong tình hình mới” ngày càng lan tỏa sâu rộng, hoạt động của các tổ tự quản đường biên, mốc giới, tự quản an ninh trật tự thôn bản ngày càng nền nếp. Không chỉ tích cực tham gia tuần tra đường biên, bảo vệ cột mốc, bà con còn là “tai mắt” báo tin để Bộ đội Biên phòng đấu tranh, ngăn ngừa kịp thời nhiều vụ việc, răn đe các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Nhiều tổ tự quản, hộ gia đình, cá nhân lập thành tích được biểu dương, động viên trong “Ngày hội biên phòng toàn dân” càng hăng say góp sức, khẳng định vai trò những “cánh tay nối dài”, “cột mốc sống” giữa biên thùy.

Đến nay, trên khu vực biên giới của tỉnh Điện Biên có hơn 80 tập thể và hơn 4.400 cá nhân đăng ký tự quản gần 409km đường biên giới và 146 mốc quốc giới; 302 tổ tự quản với 1.682 thành viên tự quản an ninh trật tự thôn, bản biên giới.

Các chương trình, mô hình như “Nâng bước em tới trường”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới”... được thực hiện hiệu quả đã tạo niềm tin trong nhân dân, thắt chặt tình đoàn kết quân dân.

cf27852fd1957fcb2684-1-.jpg
Mỗi người dân là một “cột mốc sống”

Cùng với đó phong trào “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” cũng được triển khai rộng khắp. Đến nay, các bên liên quan đã tổ chức kết nghĩa được 9 cặp cụm dân cư hai bên biên giới (tuyến Việt - Trung: 1 cặp xã - trấn; tuyến Việt - Lào: 8 cặp bản - bản) và đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần tích cực vào việc xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển với nước láng giềng.

Những việc làm thiết thực, hiệu quả của BĐBP tỉnh đã và đang từng bước xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững chắc, củng cố, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; từ đó huy động sức mạnh của nhân dân tham gia bảo vệ vùng đất cực Tây của Tổ quốc./.

(Hết)

Bài liên quan
  • Bài 2: Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở các xã vùng biên
    Cùng với làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên còn tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương các xã biên giới củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn khu vực biên giới của tỉnh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
  • Giới thiệu 55 tác phẩm vẽ về Bác của họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý
    Từ ngày 17/5 đến 22/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” của họa sĩ Đào Trọng Lý.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ
    Tối 14/5, Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội 2024” (cụm 1) tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (quận Hà Đông), với những phần trình diễn ca múa nhạc đặc sắc, để lại ấn tượng và góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước tới công chúng.
  • Đề xuất không sắp xếp đơn vị hành chính đối với quận Hoàn Kiếm do yếu tố đặc thù
    Kỳ họp Chuyên đề (kỳ họp thứ 16) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ diễn ra trong buổi sáng ngày 15/5. Tại Kỳ họp này, HĐND Thành phố dự kiến xem xét, thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025. Đáng chú ý, quận Hoàn Kiếm thuộc diện sắp xếp nhưng vì yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp.
  • Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng
    Liên hoan diễn ra từ ngày 13/5 – 20/5, quy tụ 14 đơn vị nghệ thuật sân khấu trên cả nước với 17 tác phẩm nghệ thuật tham gia. Các tác phẩm sân khấu đem đến liên hoan đa dạng về thể loại, gồm: Kịch nói, nhạc kịch, xiếc, chèo, múa rối, ảo thuật, ca múa kịch.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
Những người lính quân hàm xanh giữ bình yên biên giới Tây Bắc: Bài cuối: Thắm đượm tình nghĩa quân dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO