Văn hóa - Xã hội

Những người lính quân hàm xanh giữ bình yên biên giới Tây Bắc Bài 1: Vững vàng trên trận tuyến phòng, chống ma túy

Đình Thế 08/05/2024 08:50

Điện Biên được xác định là một trong những địa bàn trung chuyển ma túy lớn từ khu vực “Tam giác vàng” ra khu vực biên giới Lào - Việt Nam, sau đó vận chuyển về Điện Biên rồi đi sâu vào nội địa tiêu thụ. Trước những tác động của tình hình tội phạm ma túy ở khu vực biên giới của tỉnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, BĐBP Điện Biên đã tăng cường lực lượng, bám nắm các địa bàn trọng điểm, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy, từng bước làm trong sạch địa bàn. Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ, từ hôm nay, tạp chí điện tử Người Hà Nội khởi đăng loạt bài dài kỳ: "Những người lính quân hàm xanh giữ bình yên biên giới Tây Bắc".

Nắm chắc địa bàn, chủ động đấu tranh

Tỉnh Điện Biên hiện có trên 455km đường biên giới tiếp giáp hai nước Trung Quốc, Lào (trong đó tuyến biên giới Việt Nam - Lào dài hơn 414km, tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài hơn 40km). Toàn tỉnh có 29 xã biên giới thuộc 4 huyện: Điện Biên, Mường Nhé, Mường Chà và Nậm Pồ, với hơn 110 thôn, bản giáp biên giới. Với địa hình chủ yếu đồi núi, có nhiều đường mòn, đường tiểu ngạch, các đối tượng tội phạm đã tìm cách đưa ma túy từ Lào vào Việt Nam qua biên giới tỉnh Điện Biên, từ đó vận chuyển vào sâu trong nội địa tiêu thụ hoặc vận chuyển sang nước thứ ba. Với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Điện Biên luôn nâng cao trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, quyết tâm đánh đúng, đánh trúng vào các đường dây, ổ nhóm tội phạm ma túy trên biên giới.

9e656b82acac02f25bbd.jpg
Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh Luông (BĐBP tỉnh Điện Biên) thực hiện nhiệm vụ tuần tra biên giới.

Theo Trung tá Nguyễn Văn Đại, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thanh Luông cho biết, được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 13,818 km đường biên giới với 7 cột mốc, thuộc địa bàn gồm 3 xã biên giới Thanh Hưng, Thanh Luông và Thanh Nưa (huyện Điện Biên). Phía ngoại biên đối diện là cụm bản Phồn Sày, huyện Mường Mày, tỉnh Phong Sa Lỳ của Lào. Đây là địa bàn “nóng” về tình hình tội phạm ma túy của tỉnh Điện Biên trong nhiều năm qua.

Thông qua công tác nghiệp vụ, đồn Biên phòng Thanh Luông đã xác định được nhiều điểm buôn bán lẻ với những đối tượng ma túy đã được lập hồ sơ theo dõi. Hầu hết các đối tượng buôn bán ma túy với số lượng nhỏ lẻ, nhưng cũng có một số đường dây buôn bán với số lượng lớn, được hình thành và điều hành từ những ông trùm bên kia biên giới, với những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt.

Chia sẻ về những lần đánh án Thượng uý Lê Huy Hoàng, Đội trưởng Đội Trinh sát, Đồn Biên phòng Thanh Luông nhớ lại, tháng 10/2023, chúng tôi nhận được nguồn tin có đối tượng từ Việt Nam sang Lào lấy ma túy mang về nước tiêu thụ với số lượng, có trang bị vũ khí quân dụng. Xác định đấy là đối tượng nguy hiểm, manh động và tiềm ẩn nguy cơ cao. Ngay lập tức, đơn vị đã báo cáo Bộ chỉ huy và lên kế hoạch, khảo sát địa hình bố chí lực lượng.

Đúng 21h tối ngày 28/10 tổ trinh sát bắt đầu xuất phát thì bất chợt trời đổ mưa, đi bộ đội mưa theo đường mòn biên giới vượt qua những đoạn đường rừng cây cối rậm rạp 6 tiếng lên khu vực biên giới để thực hiện chuyên án. Địa hình rừng núi hiểm trở, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, diễn ra vào ban đêm lại thêm trời mưa, vắt cắn để đảm bảo yếu tố bí mật các chiến sĩ ngụy trang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

“Gần 7h sáng ngày 29/10 thì phát hiện 2 đối tượng từ phía biên kia biên giới đi vào đội hình mật phục. Xác định đây là đối tượng chính trong chuyên án, tổ mật phục đã tiến hành khống chế, vây bắt. Quá trình đánh bắt đối tượng bỏ chạy, chúng tôi phải truy theo đoạn khoảng 50 m mới bắt được đối tượng. Kết quả, bắt giữ 2 đối tượng, tang vật thu giữ gần 500gr heroin và khoảng 1.000 viên ma túy tổng hợp”, Thượng uý Lê Huy Hoàng chia sẻ.

59b07a2939ad96f3cfbc.jpg
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh Luông (BĐBP tỉnh Điện Biên) đi tuần tại mốc biên giới.

Theo Thượng uý Lê Huy Hoàng cho biết, để phá thành công những chuyên án về ma túy, các cán bộ, chiến sĩ phải ăn lán, ngủ rừng hàng tháng trời. Phân công cụ thể công việc, túc trực tuần tra, nắm bắt tình hình, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để triệt phá, ngăn chặn ma túy xâm nhập vào Việt Nam qua đường biên giới.

Bảo vệ sự bình yên cho nhân dân

Trong suốt những năm vừa qua, mặc dù phải quản lý một địa bàn biên giới dài, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, có nhiều loại đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội xuyên quốc gia hoạt động với những phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi xảo quyệt, trang bị vũ khí nóng để chống trả khi bị bắt giữ... nhưng BĐBP tỉnh Điện Biên đã đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua đó đã củng cố lòng tin của đồng bào, thiết thực động viên nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội trên địa bàn, góp phần giữ vững an ninh biên giới.

Đại tá Nhâm Văn Mạnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên cho biết, trong giai đoạn hiện nay, tội phạm ma túy có sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức, đường dây phạm tội trong và ngoài nước, tính chất hoạt động, phương thức và thủ đoạn hoạt động tinh vi, manh động, liều lĩnh.

Nhớ lại những lần đánh án tội phạm ma túy ở vùng biên giới cùng với đồng đội, Trung tá Nguyễn Văn Đại cho biết, đầu năm 2023 Phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), BĐBP Điện Biên đã chủ trì, phối hợp với ĐBP Thanh Luông: Phòng PC04 thuộc Công an tỉnh Điện Biên và Công an thành phố Điện Biên Phủ bắt quả tang hai đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy; thu giữ tang vật gồm 60.000 viên ma túy tổng hợp, 2 xe máy và 2 điện thoại di động.

“Để đấu tranh thành công các chuyên án, vụ án về ma tuý, BĐBP tỉnh Điện Biên đã thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, pháp luật cho các cán bộ, chiến sĩ của đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức các cuộc hội đàm, tuần tra chung, tuần tra song phương trên khu vực biên giới với hai nước bạn Lào và Campuchia nhằm phối hợp chặt chẽ, triệt phá tội phạm, giữ gìn bình yên cho nhân dân”, Trung tá Nguyễn Văn Đại nói.

img_20240503_090323.jpg
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh Luông (BĐBP tỉnh Điện Biên) chia sẻ những câu chuyện về chủ quyền biên giới bên cột mốc quốc gia.

Nhờ sự mưu trí, anh dũng và chủ động của cán bộ, chiến sĩ biên phòng, không chỉ sự an toàn của lực lượng đánh án được đảm bảo, trong 3 năm (từ 2021-2023), BĐBP tỉnh Điện Biên đã chủ trì và phối hợp đấu tranh 489 chuyên án, vụ án, bắt giữ 591 đối tượng (51 chuyên án); thu giữ 711kg ma túy các loại.

Riêng quý I/2024, BĐBP tỉnh Điện Biên đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng phát hiện bắt giữ 37 vụ/43 đối tượng (trong đó có 4 chuyên án), tang vật thu giữ 4.298,95gram heroin, 137.796 viên ma tuý tổng hợp, 3.600 cây thuốc phiện (phá nhổ 124 cây thuốc phiện) và nhiều tang vật khác có liên quan.

Có thể thấy rằng công tác đấu tranh với tội phạm ma tuý là một cuộc đấu tranh nhiều khó khăn và nguy hiểm, đặc biệt là tại khu vực biên giới Điện Biên lại càng nguy hiểm và gian khổ hơn. Tuy nhiên, với bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, lực lượng phòng chống ma túy của BĐBP đã vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dần tạo nên một bức tường thành vững chắc, một “lá chắn thép” nơi biên giới, được nhân dân tin yêu./.

Đón đọc Bài 2: Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở các xã vùng biên

Bài liên quan
  • Triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”
    Với hình thức trực tuyến, triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Bảo tàng tỉnh Điện Biên, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và một số cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên nhằm phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố. Triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” sẽ diễn ra vào ngày 26/4.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Những người lính quân hàm xanh giữ bình yên biên giới Tây Bắc Bài 1: Vững vàng trên trận tuyến phòng, chống ma túy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO