Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Cuối năm 1953, chuẩn bị cho chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, cũng nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị đề xuất với Hồ Chủ tịch về việc thêu cờ dùng làm giải thưởng luân lưu cho các đơn vị trong toàn quân thi đua giết giặc lập công, động viên bộ đội chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
Ngày 22 tháng 12 năm 1953, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” chính thức được sử dụng, trở thành giải thưởng luân lưu của Bác.
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Sự nghiệp đấu tranh giành giải phóng dân tộc lại được tiếp tục, trường kỳ tại miền Nam ruột thịt. Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” lại tiếp tục theo chân các chiến sĩ, trở thành biểu tượng chiến đấu và chiến thắng, là niềm tin yêu và kỳ vọng vào hòa bình, là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn trong lòng mỗi người chiếnsĩ, là động lực để thực hiện quyết tâm giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn từ ngày 13/3/1954, công tác chuẩn bị bắt đầu từ trước đó gần 3 tháng. Đến đầu tháng 4/1954, khi chiến dịch bước sang đợt tấn công thứ hai, ý tưởng về việc thiết kế một tấm huy hiệu mang biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ được hình thành nhằm cổ vũ, nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng của bộ đội ta. Không ai khác, chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh mặt trận chính là người nghĩ ra ý tưởng đó.
Trong điều kiện quân ta vừa kết thúc đợt tấn công thứ nhất, với sự lập công xuất sắc của đơn vị pháo binh, tiêudiệt Trung tâm đề kháng Him Lam, Độc Lập, bức hàng địch tại đồn Bản Kéo, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bốn yêu cầu được đặt ra đối với tấm huy hiệu:
Nhiều ngày cặm cụi, miệt mài với 10 mẫu thiết kế, hình mẫu Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên được hoàn thành, chuyển về địa phương và gửi đi nước bạn sản xuất hàng loạt.
56 ngày đêm máu lửa, xe tăng, đại bác, pháo, máy bay ném bom giày xéo lòng chảo Mường Thanh, Điện Biên Phủ trở thành chiến trường khốc liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta. Ngày 07/5/1954 lịch sử, niềm vui vỡ òa trong nước mắt khi tin bắt sống De Castries và toàn bộ quân địch tại Điện Biên được loan đi khắp mặt trận và hậu phương.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tuy không trực tiếp ra mặt trận nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dõi theo và sống từng phút, giây với các chiến sĩ. Ba lần Người gửi thư thăm hỏi và động viên chiến sĩ, lần cuối khi ta vừa giành được thắng lợi, Bác viết:
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho cán bộ, chiến sĩ lập công, tham gia chiến đấu ở mặt trận Điện Biên Phủ, VIệt Bắc, tháng 5/1954. (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh).
“
“…Bác và Chính phủ định thưởng cho tất cả các chú Huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Các chú có tán thành không? Bác dặn các chú một lần nữa: Chớ vì thắng mà kiêu, chớ chủ quan khinh địch, phải luôn luôn sẵn sàng làm trọn nhiệm vụ Đảng và Chính phủ giao cho các chú…”
70 năm trôi qua, chiếc Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ trở thành báu vật được nâng niu, gìn giữ bởi những người ởlại, đó không chỉ là kỷ niệm, mà còn là sự ghi nhận, tri ân với những người lính Điện Biên; là kỳ tích được lập nên từ lòng yêu nước dưới thời đại Hồ Chí Minh.
Trong tất cả các phương tiện vận chuyển, xe đạp thồ đã chứng minh được tính ưu việt, là phương tiện vận chuyển vô cùng hiệu quả chỉ sau xe cơ giới. Nhờ đó, trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch, Điện Biên Phủ chưa bao giờ bị gián đoạn về hậu cần từ lương thực, thực phẩm, thuốc men và những nhu yếu phẩm cần thiết.
Vào thời kỳ ấy, xe đạp là một tài sản có giá trị, không phải gia đình nào cũng có thể mua được. Sở hữu được nó phải là những gia đình có điều kiện, hơn thế muốn đi được còn phải đăng ký, được cấp biển số xe.
“
Ấy vậy mà đến chiến dịch Điện Biên Phủ, ta huy động được 20.991chiếc xe đạp dùng để thồ, vận chuyển hàng phục vụ cho chiến dịch, trở thành loại phương tiện vận chuyển chính, cơ động, năng suất, được ví như “Vua vận tải” chiến trường.
Sở dĩ là “Vua vận tải” vì có nhiều ưu điểm vượt trội so với nhiều phương tiện vận chuyển khác. Không cần nhiên liệu, nhỏ gọn, có thể ngụy trang trong bất cứ tình huống nào hoặc dễ dàng ẩn nấp tránh máy bay trinh sát và khi hỏng lại dễ sửa chữa.
Đội quân xe đạp thồ cũng được tổ chức, biên chế như quân đội, thành từng đoàn theo từng địa phương lúc cần thiết có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau trên đường đi; lúc khác có thể phân tán theo tình hình thực tế. Trong nhiều tài liệu còn ghi, mỗi đoàn xe đạp thồ còn có những xe chuyên chở vật liệu, phụ tùng để thay thế dọc đường. Nhờ đó, trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ chưa bao giờ bị gián đoạn về hậu cần từ lương thực, thực phẩm, thuốc men và những nhu yếu phẩm cần thiết.
Đã có nhiều kỷ lục gắn liền với chiếc xe đạp thồ. Ví như chiếc xe đạp thồ của ông Ma Văn Thắng ở Thanh Lâu, Thanh Ba, Phú Thọ, một trong những dân công tiêu biểu cho việc vận chuyển. Nhiều lần lên Điện Biên Phủ, đã có lần thồ hàng của ông đạt kỷ lục 325kg, cao nhất chiến dịch, trở thành tấm gương tiêu biểu trong công tác hậu cần thể hiện tinh thần yêu nước, sẵn sàng phục vụ chiến dịch. Dưới mưa bom, bão đạn quân thù, những dân công hỏa tuyến, tình nguyện viên phục vụ chiến dịch đã trở thành những anh hùng thầm lặng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại trong lịch sử dân tộc./.
70 năm đã trôi qua, lịch sử đã khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Quân và Nhân dân Việt Nam đã đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại, để ghi thêm một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Tổng Bí thư Tô Lâm gần đây đã có bài viết “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” với những yêu cầu, giải pháp cấp bách thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận được sự quan tâm và đồng tình của các cán bộ, đảng viên trên khắp cả nước, kỳ vọng chủ trương của Đảng và sự quyết liệt của người đứng đầu trong thực hiện sẽ làm bộ máy thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn nhất trong khu vực Hoàng thành Thăng Long kể từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây, đúng vào ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam độc lập được kéo lên đỉnh Cột cờ, tung bay trên bầu trời Hà Nội.
Hà Nội với vị thế là Thủ đô – trái tim của Việt Nam, đã thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong hầu hết các lĩnh vực kể từ khi thành lập nước (2/9/1945), đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), tới ngày thống nhất non sông (1975) và hiện tại. Trong đó, Hà Nội đạt được nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao, nhất là ngoại giao văn hóa, trở thành điểm sáng và hình mẫu của cả nước.
Xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là một trong số những đề tài đã được các tác giả phản ánh trong nhiều tác phẩm mỹ thuật đương đại. Là một đề tài mũi nhọn, được nhiều công chúng và giới chuyên môn kỳ vọng, nhưng thực tế mảng sáng tác này vẫn còn “thiếu” và “yếu” đòi hỏi cần có sự dấn thân, đột phá và sáng tạo của cá nhân mỗi nghệ sĩ.
Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
Tháng 10 năm 1978, học xong chương trình cao học ở Sophia, nước CHND Bungari, chuyên khoa tranh hoành tráng, tôi về làm việc ở Xưởng Mỹ thuật Quốc gia - nơi tập trung các họa sĩ có tên tuổi để sáng tác và thực hiện những bức tranh và những bức tượng đài có tầm vóc lớn cả về nội dung tư tưởng và hình thức mà các họa sĩ đơn lẻ không thể thực hiện được.
Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh (quận Ba Đình) dự kiến chính thức vận hành, đón du khách vào tháng 8/2025.
Nghệ sĩ Xuân Hinh cho biết, ông vui vì MV Bắc Bling đạt hơn 100 triệu view trên YouTube. Ông tham gia vào MV để động viên lớp trẻ làm nghệ thuật với một tinh thần mới.
Đây là lần thứ 11 giải thưởng diễn ra, với Ban giám khảo gồm các các đại diện chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải ảnh cũng góp phần quảng bá thêm về hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người, đặc biệt các di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam.
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam", sự kiện góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Thực hiện Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (tại Công văn số 7907-CV/VPTW, ngày 18/9/2023 của Văn phòng Trung ương Đảng), Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).
Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Ngày 4-4-2025 (tức ngày 7-3 Âm lịch) tới đây, UBND Quận Long Biên sẽ tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng "Di tích lịch sử cấp Thành phố" với hai di tích đình Gia Thượng và đền Rừng. Đây là 2 trong số 17 di tích vừa được UBND TP Hà Nội xếp hạng danh hiệu trên. Cùng với đó là khai mạc lễ hội truyền thống phường Ngọc Thụy