Văn hóa – Di sản

Nhiều phát hiện khảo cổ học quan trọng tại Di chỉ Vườn Chuối

Duy Minh 11:56 20/10/2024

Mới đây, tại Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội), đoàn công tác khai quật khảo cổ học đã công bố nhiều phát hiện quan trọng liên quan đến thời đại Kim khí.

anh-man-hinh-2024-10-20-luc-061433-0613.jpg
Các nhà khảo cổ học tại Di chỉ Vườn Chuối. Ảnh: Viện khảo cổ học

Từ cuối tháng 3-2024, Viện Khảo cổ học phối hợp Bảo tàng Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ quan liên quan tiến hành khai quật khu vực phía tây Di chỉ Vườn Chuối với tổng diện tích 6.000m2.

Theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, phát hiện nổi bật nhất trong đợt khai quật này nằm ở khu mộ táng: Một số di cốt được đeo rất nhiều vòng ở hai cánh tay, cùng với đó là tục nhổ răng cửa trên hay bỏ đồ gốm, đồ đồng chôn cất theo di cốt. Do chứa nhiều đồ tùy táng có giá trị nên khu mộ này bị đào trộm rất nhiều lần.

“Chúng tôi đã phát hiện hơn 70 mộ táng tiền Đông Sơn và 40 mộ táng Đông Sơn, chia thành 2 giai đoạn mộ Đông Sơn sớm và mộ Đông Sơn muộn. Trong số đó, một đặc điểm quan trọng là mộ táng tiền Đông Sơn có tục nhổ răng cửa ở người trưởng thành nhưng đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn thì không còn thấy tục lệ này,” ông Cường nói.

Hệ thống di cốt trong các mộ táng thuộc các giai đoạn khác nhau và vẫn còn được bảo tồn khá tốt. Tuy nhiên, di tích từng nhiều lần bị xâm phạm, đào trộm trong những năm qua.

aln881bh.png
Đồ tùy táng trong mộ Đông Sơn giai đoạn sớm. (Nguồn: Viện Khảo cổ học)

Những phát hiện mới này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn khi triển khai nghiên cứu về nhân chủng học, di truyền, bệnh lý, vận động, chế độ dinh dưỡng... của người Việt cổ trong thời đại kim khí ở miền Bắc Việt Nam.

Một phát hiện quan trọng khác trong lần khai quật Vườn Chuối mới đây là những dấu tích vật chất của công trình kiến trúc liên quan đến nhà ở của người Đông Sơn.

Theo TS Nguyễn Ngọc Quý (cán bộ Viện Khảo cổ học), việc này giúp bước đầu nhận diện khả năng người Đông Sơn cư trú trong các ngôi nhà dài, tương tự như những ngôi nhà của một số tộc người Trường Sơn - Tây Nguyên. Phát hiện mở ra triển vọng mới về việc tìm hiểu kiến trúc nhà ở thường nhật trong ngôi làng Việt cổ thời Đông Sơn, cũng như cách thức bố trí không gian cư trú trong làng.

Ông Quý cho biết di tích thời đại kim khí mà có bốn giai đoạn từ thời Phùng Nguyên đến thời Đông Sơn ở miền Bắc rất hiếm, hiện chỉ còn hai di tích là Đồng Đậu và Vườn Chuối. Các nhà sử học như GS.TSKH Vũ Minh Giang, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc… đều khẳng định giá trị lớn của di chỉ Vườn Chuối là "không cần bàn cãi".

Ông Quý cho biết phần khai quật di chỉ Vườn Chuối hiện đã làm gần xong nhưng phần bảo tồn rất chậm. Từ năm 2019 Viện Khảo cổ học cùng các đơn vị liên quan đã lập bộ hồ sơ trình sở, ban, ngành chức năng nhưng tới nay phần phía đông của di chỉ Vườn Chuối (phần được phép giữ lại) mới chỉ ghi vào danh mục di tích được kiểm kê.

Trong khi cùng mức độ giá trị quý hiếm, di chỉ khảo cổ Đồng Đậu đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Các nhà khảo cổ thắc mắc "không biết vì lý do gì" mà việc xếp hạng di tích cho di chỉ này lại chậm như vậy.

Đại diện Bảo tàng Hà Nội cho biết ngay sau hội thảo, Phòng quản lý di sản của bảo tàng sẽ làm việc với Phòng văn hóa của huyện Hoài Đức để hướng dẫn các thủ tục, quy trình hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cho di chỉ Vườn Chuối.

Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cam kết cố gắng cùng các nhà khoa học, các cơ quan có thẩm quyền của thành phố sớm hoàn thành việc khai quật và đồng thời thực hiện bảo tồn di chỉ Vườn Chuối./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Công diễn vở "Nghêu Sò Ốc Hến" với hình thức múa rối người
    Ngày 19/10, Nhà hát Múa rối Thăng Long công diễn vở “Nghêu Sò Ốc Hến” tại Rạp Đại Nam (Hà Nội). Nhân dịp này, Hội Sân khấu Hà Nội cũng tổ chức giới thiệu vở diễn đến hội viên, đồng thời, trao đổi ý kiến nhằm góp ý nâng cao chất lượng tác phẩm.
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trước mặt là dòng sông (kỳ 2)
    Dãy phòng trọ hướng về dòng sông. Trước đây, mảnh đất này là ao rau muống, khi khu công nghiệp hình thành, chủ nhà lấp đầy xây phòng cho thuê. Những căn phòng được công nhân ưa thích, ở đây mỗi chiều, từ trước hiên nhà họ có thể ngắm dòng sông để tìm lại chút khung cảnh của quê nhà...
  • Gặp mặt kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập đoàn chuyên gia quân sự 959 Việt Nam giúp Lào
    Trong không khí phấn khởi tự hào hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Quân tình nguyên và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào (30/10/1949-30/10/2024) và 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), sáng 19/10 Thường trực Ban Liên lạc QTN và CGQS Việt Nam giúp Lào tại Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm và gặp mặt truyền thống cựu cán bộ, chiến sĩ, các thế hệ con cháu của các Cựu cố vấn chuyên gia, quân tình nguyện Đoàn 959.
  • Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
    Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh khôi phục sản xuất nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại sau bão, lũ.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Đền thờ Hai Bà Trưng – Di tích lịch sử lâu đời nhất Việt Nam
    Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất, thờ hai vị nữ anh hùng của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 – 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.
  • Chuyển đổi số là khâu đột phá, người dân là trung tâm, động lực
    Đây là một trong sáu nguyên tắc tổ chức hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội, theo Quyết định số 5390/QĐ-UBND ngày 15/10 của Chủ tịch UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án “Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội”.
  • Giới thiệu nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản Ikebana lần thứ VII tại Hà Nội
    Triển lãm Ikebana Hà Nội lần thứ VII với tên gọi "Sơ tâm" sẽ diễn ra từ ngày 26/10 đến ngày 27/10 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
  • [Video] Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Điểm đến văn hóa hấp dẫn
    Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nằm trên phố Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội), được thành lập vào năm 1987 và lọt top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á, nhận giải thưởng "Phụ nữ Việt Nam 2015" và "Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam". Là nơi kể nhiều câu chuyện về người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Hòa nhạc "Những giai điệu vượt thời gian" tại Hà Nội
    Những bản nhạc cổ điển trứ danh của 4 nhà soạn nhạc vĩ đại gồm: Bach, Haydn, Mozart và Beethoven sẽ được các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời trình diễn trong 2 đêm, 8 và 9/11, tại Hà Nội.
  • Quận Hai Bà Trưng gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ
    Sáng 18-10, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) đối với công trình vườn hoa hồ Thiền Quang.
  • Chiêm ngưỡng hình tượng rồng hiện diện, kiêu hãnh ở “trung tâm quyền lực” của triều Nguyễn
    Sau gần 3 năm “Đại trùng tu”, công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn điện Thái Hòa được trang trí hình tượng rồng đang dần được hoàn thiện và chờ ngày đón khách tham quan.
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
Nhiều phát hiện khảo cổ học quan trọng tại Di chỉ Vườn Chuối
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO